Sự nguyên vẹn của dòng chính sông Mê Công phía hạ lưu đã chấm dứt kể từ khi công trình thủy điện Xayaburi được khởi công năm 2012. Động thái phát triển đập thủy điện trên dòng sông Mê Công trong những năm vừa qua đã dấy lên nhiều thảo luận và quan ngại về tương lai của lưu vực. Tiếp theo Xayaburi, các công trình thủy điện Don Sahong và Pak Beng, cũng như những dự án dòng chính khác đang là các nhân tố có thể tạo ra nhiều thay đổi về xã hội, kinh tế, địa chính trị và hợp tác phát triển trong khu vực. Chúng ta đang chứng kiến một dòng Mê Công mới sau hàng thập kỷ yên bình.
Trước bối cảnh trên, Trung tâm Con người và Thiên nhiên và Trung tâm Henry L. Stimson (Hoa Kỳ) đã cùng phối hợp tổ chức buổi Tọa đàm “Viễn cảnh Mê Công: Thay đổi và kỳ vọng” vào ngày 29/10/2015 tại Hà Nội nhằm chia sẻ những phân tích, diễn giải và thảo luận về những khía cạnh xung quanh tiến trình phát triển sông Mê Công và các kịch bản tương lai dựa trên những hiểu biết và tri thức hiện nay.
Tọa đàm có sự góp mặt, tham luận của hơn 70 đại biểu đến từ Bộ ngoại giao, Cục Quản lý Tài nguyên nước và các cơ quan ban ngành liên quan khác cùng Đại sứ quán Mỹ, Lào, Thụy Sĩ, các viện nghiên cứu, Ngân hàng Phát triển Châu Á, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan báo chí.
Tài liệu tọa đàm:
Chiến lược của Ủy hội Mê Công về Phát triển lưu vực dựa trên QLTH tài nguyên nước – (English version: MRC IWRM-based Basin Development Strategy)
Nguyễn Hồng Toàn, Cố vấn quốc gia trong xây dựng Chiến lược phát triển lưu vực
Đập thủy điện: Đừng mạo hiểm những gì không thể đánh mất (English version: Dams: Don’t risk what you can’t afford to lose)
Jake Bruner, IUCN
Bảng các kịch bản phát triển hạ lưu vực sông Mê Công, 2008-2010
Chính sách phát triển Mê Công trên quy mô khu vực: Ảnh hưởng và ứng phó từ phía Việt Nam
Ts. Đào trọng Tứ
Về Phát triển Thủy điện trên sông Mê Công và dự án Don Sahong
Nguyễn Nhân Quảng, Chuyên gia quản lý lưu vực sông