Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Nhằm thực hiện nội dung phối hợp đã ký kết giữa Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) và Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN), PanNature và CORENARM đại diện cho FORLAND hỗ trợ LHHVN và TCLN tổ chức hội thảo “Đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng và sự tham gia của các bên liên quan tại địa phương”, nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu, đánh giá hiệu quả chi trả DVMTR tại một số địa phương, tập trung vào cả ba khía cạnh: thay đổi về thể chế, tổ chức thực hiện; hiệu quả đối với môi trường và hiệu quả xã hội. Đây cũng là kết quả áp dụng bộ công cụ đánh giá độc lập hiệu quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR cấp địa phương mà PanNature và CORENARM đã phát triển và thử nghiệm trong thời gian qua. 

Chính thức triển khai tại Việt Nam từ đầu năm 2011 ngay sau khi Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ có hiệu lực, chi trả DVMTR đã trở thành một trong những chính sách lâm nghiệp nổi bật, đáng chú ý nhất tại Việt Nam, thu được nhiều thành tựu ý nghĩa. Bên cạnh những con số đáng ghi nhận về mặt kinh tế hay đóng góp cho sinh kế, thực tiễn chi trả DVMTR cho thấy chính sách này đã có những tác động đáng kể đến sắp xếp tổ chức và thể chế quản lý lâm nghiệp tại các địa phương. Theo đó, hệ thống tổ chức QLBVR dần hình thành nên cơ cấu, chức năng và mối quan hệ mới từ cấp tỉnh, huyện, xã và cộng đồng thôn bản nhằm đáp ứng cho quá trình thực hiện chi trả DVMTR. Những thay đổi này, hoặc làm tăng cường, hoặc suy giảm vai trò và chức năng vốn có của các bên liên quan; từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới tính minh bạch, công bằng và hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR nói riêng và chất lượng QLBVR nói chung ở các địa phương. Đồng thời, sự thiếu vắng của một hệ thống giám sát – đánh giá thực hiện và hiệu quả chi trả DVMTR toàn diện, có chiều sâu về cả ba khía cạnh thể chế – môi trường – xã hội, cũng được coi là nguyên nhân khiến những hiệu quả và tác động của chính sách chi trả DVMTR chưa được nhận diện và đánh giá một cách đầy đủ.

Chương trình phối hợp hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2014-2020 và Kế hoạch hợp tác năm 2015-2016 giữa LHHVN và TCLN được ký kết tháng 7/2015. Theo đó, tại mục I.7, hoạt động “phản biện và hỗ trợ sửa đổi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo hướng công bằng, minh bạch và bền vững”, được giao cho Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và các tổ chức thuộc Liên minh Đất rừng (FORLAND) chủ trì triển khai nội dung; Vụ Kế hoạch – Tài chính, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam là đầu mối phối hợp. Trong thời gian qua, trên cơ sở nhiệm vụ được giao, PanNature và CORENARM, một thành viên FORLAND, đã tiến hành khảo sát, tham vấn và đánh giá hiệu quả thực hiện chi trả DVMTR tại 03 tỉnh Lào Cai, Quảng Nam và Kon Tum.

Hội thảo nhằm giới thiệu và chia sẻ các kết quả thử nghiệm bộ công cụ đánh giá độc lập hiệu quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại cấp địa phương đến các cá nhân, tổ chức và cơ quan liên quan; với kỳ vọng có thể được xem xét và lồng ghép nội dung này trong quá trình sửa đổi chính sách chi trả DVMTR hiện nay theo hướng minh bạch, công bằng và bền vững. Ngoài ra, Hội thảo cũng mong muốn mở ra một diễn đàn thảo luận rộng rãi hơn để xác định đúng vai trò của chính sách chi trả DVMTR cũng như khả năng gắn kết chính sách này cùng các sáng kiến khác đang được triển khai thực hiện (như: tái cơ cấu các nông-lâm trường quốc doanh, sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) hay thúc đẩy mô hình đồng quản lý trong hệ thống rừng đặc dụng,…) nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rừng ở Việt Nam trong tương lai.

Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: PanNature)
Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: PanNature)

Tham dự hội thảo có đại diện Tổng cục Lâm nghiệp, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đại diễn Quỹ Bảo vệ Phát triển rừng nhiều địa phương, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu liên quan tới lâm nghiệp và nhiều cơ quan truyền thông báo chí.

Tài liệu hội thảo:

Chương trình Hội thảo

Chi trả DVMTR tại Việt Nam: Kết quả thực hiện và sửa đổi chính sách
Ông Phạm Hồng Lượng, Phó Giám đốc Quỹ BVPTR Việt Nam

Giới thiệu khung đánh giá độc lập hiệu quả hiệu quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại địa phương
Ông Nguyễn Việt Dũng, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

Kết quả đánh giá thí điểm hiệu quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại Lào Cai, Quảng Nam và Kon Tum
Bà Nguyễn Hải Vân, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

Tổ chức – thể chế và sự tham gia của các bên trong chi trả DVMTR và những đề xuất hướng tới công bằng, minh bạch
Ông Trần Nam Thắng, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài nguyên (CORENARM)

Thúc đẩy hợp tác công tư trong quản lý, bảo vệ và phát triên rừng: Nhìn từ thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại Việt Nam
Ông Ngô Anh Tuấn, Nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ NN-PTNT

Chi trả DVMTR và cơ hội thực hiện cơ chế đồng quản lý rừng ở Việt Nam
Ông Nguyễn Việt Dũng, PanNature

Lồng ghép, gắn kết chi trả DVMTR với REDD+: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rừng trong tương lai
TS. Phạm Thu Thủy, Tổ chức CIFOR

Kỷ yếu Hội thảo (được cập nhật sau Hội thảo)

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia