Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Ngày 06/04/2016 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Vai trò của các tổ chức xã hội trong tiến trình đàm phán và thực hiện VPA-FLEGT”. Lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam (VNFOREST), Mạng lưới VNGO-FLEGT và Dự án FLEGT – Khu vực miền Trung chủ trì Hội thảo.

Tham dự hội thảo có hơn 90 đại biểu đến từ các bộ, ban ngành có liên quan như: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Tổng cục Lâm nghiệp (VNFOREST), Ban tuyên giáo Trung ương, Uỷ ban Khoa học công nghệ của quốc hội, Ban Dân tộc miền núi, Ban Kinh tế Trung ương, Phái đoàn EU tại Việt Nam, các Tổ chức phi chính phủ Quốc tế (FERN, NEPCon, WWF, FAO, UN REDD, Tropenbos International, GIZ…), Thành viên mạng lưới VNGO-FLEGT, các cơ quan quản lý lâm nghiệp, và tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng ở các địa phương, và các cơ quan báo chí truyền thông.

Mục đích của hội thảo nhằm: Thúc đẩy và hỗ trợ tiến trình đàm phán và thực hiện VPA-FLEGT; Xây dựng định hướng nhằm thể chế hóa và phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong giám sát độc lập tăng cường tính minh bạch, công bằng và bền vững của hoạt động sản xuất Lâm nghiệp Việt Nam; Nâng cao nhận thức và năng lực cho các tổ chức xã hội và các bên liên quan trong tiến trình VPA-FLEGT và Xây dựng kế hoạch hành động của mạng lưới, các tổ chức xã hội, và các bên liên quan tham gia vào tiến trình đàm phán và thực hiện VPA-FLEGT.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Bà Vũ Thị Bích Hợp- Trưởng ban điều hành Mạng lưới VNGO-FLEGT, giám đốc SRD cho biết: Mục đích của đàm phán Hiệp định VPA là hai bên đạt được một thỏa thuận hợp tác, tăng cường gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường EU có nguồn gốc hợp pháp, thông qua qui trình cấp giấy phép FLEGT của Việt Nam; đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam mở rộng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường EU. Liên minh Châu Âu coi trọng vai trò và sự tham gia của tất cả các bên liên quan đặc biệt là các cộng đồng người dân địa phương sống phụ thuộc vào rừng và tài nguyên rừng và đòi hỏi vai trò và quyền lợi của người dân địa phương, các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng và tài nguyên rừng cần phải được tăng cường. Yêu cầu này đặt ngành sản xuất lâm nghiệp Việt Nam phải đạt được sự phát triển bền vững về môi trường, xã hội, tôn trọng quyền lợi của người bản địa và người lao động trong tất cả các mắt xích của ngành sản xuất lâm nghiệp từ trồng rừng, khai thác, vận chuyển, chế biến và xuất nhập khẩu. Trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp là phải hiểu rõ và tuân thủ theo đúng các quy định của nhà nước và yêu cầu của VPA-FLEGT.

Ngoài những nhiệm vụ phải thực hiện, VPA-FLEGT cũng cung cấp các cơ hội cho các bên liên quan nhằm tăng cường lợi ích và hiệu quả trong quá trình sản xuất lâm nghiệp, hướng tới một xã hội công bằng và phát triển bền vững. Chính vì vậy, hoạt động hội thảo sẽ góp phần thể chế hóa và nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng khi tham gia vào tiến trình VPA-FLEGT. Mục tiêu chính của hoạt động nhằm tăng tính minh bạch trong tiến trình thực hiện VPA-FLEGT, nhằm giúp cho người dân hiểu, tích cực tham gia và hỗ trợ cho hoạt động giám sát nhằm tăng cường tính minh bạch và giải trình của các bên liên quan trong chuỗi cung ứng gỗ. Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội và tổ chức cộng đồng cần được nâng cao năng lực và cung cấp đầy đủ thông tin để tham gia vào việc đóng góp, đề xuất các ý kiến vào chương trình nghị sự vào tiến trình đàm phán và thực thi Hiệp định VPA-FLEGT. Các tổ chức này có thể tác động nhằm tăng cường sự minh bạch của tiến trình và chuyển tải được những ý kiến đóng góp, mối quan tâm của các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng và doanh nghiệp chế biến gỗ đến các nhà hoạch định chính sách trong tiến trình VPA-FLEGT.

Thay mặt Ban điều hành Mạng lưới, Bà Hợp đã báo cáo tổng quan về những đóng góp của Mạng lưới vào tiến trình VPA/FLEGT  từ 2012 đến nay. Hiện Mạng lưới đã có 59 thành viên tham gia và đã tham vấn cộng đồng về gỗ hợp pháp; đánh giá tác động sinh kế (LIA) của VPA/FLEGT; nghiên cứu một số điều khoản của Luật bảo vệ phát triển rừng (năm 2004) liên quan đến hộ gia đình và cộng đồng; nghiên cứu điểm về tác động sinh kế ở hai huyện trung du phía bắc và hai làng nghề mộc vùng đồng bằng sông Hồng; đánh giá khả năng đáp ứng TLAS của hộ gia đình trong chuỗi cung cấp gỗ; điều tra cơ bản để phụcv ụ cho giám sát độc lập về khả năng tuân thủ gỗ hợp pháp ở cấp hộ  gia đình; nghiên cứu sự liên kết giữa REDD+ và FLEGT; đã viết và gửi đi 10 khuyến nghị chính sách tới các bên liên quan và nhiều những hoạt động phối hợp khác.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Đại diện Tổng cục Lâm Nghiệp, Bà Nguyễn Tường Vân đã đánh giá cao những đóng góp của VNGO Việt Nam trong tiến trình đàm phám trong việc tổ chức tham vấn lấy ý kiến của người dân, cộng đồng địa phương về các nội dung cam kết trong Hiệp định VPA:LD, VNTLAS, cấp phép (SRD, Vngo-legt, PanNature); Nâng cao nhận thức, tăng cường truyền thông về tiến trình đàm phám VPA cho các nhóm đối tượng khác nhau: cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, hộ gia đình (CED, PAN NATURE, CORENARM); Đào tạo nâng cao năng lực cho các VNGO, doanh nghiệp, cộng đồng: SRD, CED, Viện QLRBV và CCR/NEP Con, PanNture, CORERNAM; Phản biện/đóng góp ý kiến trực tiếp về các nội dung của VPA; Nghiên cứu đánh giá tác động của VPA ảnh hưởng đến các nhóm đối tượng như doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ trồng rừng, doanh nghiệp nhập khẩu gỗ. Tuy nhiên, Bà Vân  cho rằng: Hiệp định VPA/FLEGT là hiệp định thương mại quan trọng cho ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam để mở rộng thị trường xuất khẩu. Việt Nam tiếp tục đám phám VPA theo hướng đáp ứng các quy định của EU và phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam; Trong tiến trình đàm phám vai trò của VNGO rất quan trọng để tạo sự đồng thuận trong xã hội, dự báo được tác động tiêu cực, đề xuất các biện pháp giảm thiểu. Để làm tốt vai trò của mình trong tiến trình đàm phán và thực hiện VPA các VNGO Việt Nam cần có đủ năng lực, thông tin và nguồn lực tài chính. Các VNGO phải phối hợp chặt chẽ với nhau để tăng tính hiệp lực và hiệu quả, nên xây dựng cơ chế điều phối giữa các tổ chức VNGO hoạt động trong lĩnh vực FLEGT.

Là một chuyên gia tư vấn hỗ trợ về VPA/FLEGT  tại Việt Nam, ông Shanks Robert Edwin đã chia sẻ kinh nghiệm về vai trò và sự tham gia của các tổ chức xã hội ở các nước đã tham gia vào tiến trình VPA/FLEGT mà cụ thể tại hai nước Ghana và Indonesia. Nhìn chung, hình thức tham gia rất đa dạng tùy theo bối cảnh thể chế và kinh tế chính trị của mỗi nước khi tham gia VPA. Hình thức và mức độ tham gia cũng tùy theo vị trí, quan điểm của các tổ chức NGO/CSO với từng vấn đề, ví dụ như “độc lập” và “tham gia”. Còn với Việt Nam, ông Edwin đưa ra những cân nhắc trong bối cảnh Việt Nam để làm thế nào đưa ra được một chiến lược toàn diện hiệu quả cho vấn đề thông tin, giáo dục, tuyên truyền FLEGT-VPA mà có thể vươn tới được tất cả các bên liên quan mà đặc biệt là phải đến được tất cả những hộ dân chế biến gỗ quy mô nhỏ thì vấn đề đặt ra cho lúc này, Mạng lưới VPA/FLEGT  và các bên liên quan, đặc biệt là với Tổng cục Lâm nghiệp cần tìm được tiếng nói chung và vận dụng một cách linh hoạt để thúc đẩy tiến trình đàm phán sẽ kết thúc vào cuối năm nay.

Mong muốn của Mạng lưới VPA/FLEGT luôn hướng đến các chủ thể là người dân trực tiếp trồng rừng và những doanh nghiệp chế biến gỗ nhỏ lẻ, bởi họ là những người thiệt thòi nhất, họ không biết thế nào là trồng rừng hợp pháp và vai trò của gỗ hợp pháp. Để cùng nhau tìm ra tiếng nói chung giữa các cơ quan ban ngành có liên quan, hội thảo này được tiến hành thông qua phương pháp tiếp cận có sự tham gia của các bên liên quan nhằm tăng cường sự tiếp xúc và trao đổi trực tiếp giữa các Tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng với các cơ quan ban ngành liên quan ở Trung ương và địa phương. Phương pháp “Hội thảo và Thảo luận nhóm theo chủ đề” đã giúp cho các thành viên tham gia tích cực hơn, qua đó cùng nhau thảo luận một cách thẳng thắn và cởi mở các vấn đề vướng mắc và cố gắng tìm ra các giải pháp thỏa đáng. Đây là điểm khác biệt giữa hội thảo lần này với các hội thảo truyền thống khác. Cách thức tổ chức thực hiện bao gồm các nội dung chính sau: Các bài trình bày liên quan đến tiến trình đàm phán VPA -FLEGT của Việt Nam, Chia sẻ kinh nghiệm về vai trò và sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự ở các nước đã tham gia vào tiến trình VPA-FLEGT; Vai trò và các đóng góp của mạng lưới VNGO-FLEGT và các tổ chức xã hội cho quá trình đàm phán, những điểm mạnh, điểm yếu của mạng lưới; Thảo luận nhóm theo các chủ đề, gồm: (1) Thực trạng về pháp lý và sự công nhận vai trò của tổ chức xã hội trong tiến trình VPA-FLEGT; (2) Vai trò và năng lực của các tổ chức xã hội trong giám sát độc lập việc thực hiện VPA-FLEGT; và (3) Giải pháp hỗ trợ cho các tổ chức xã hội để tham gia giám sát độc lập trong việc thực hiện VPA-FLEGT; Các nhóm trình bày kết quả thảo luận và tiến hành các hoạt động hội thảo nhằm tìm ra câu trả lời và định hướng cụ thể cho các hoạt động tiếp theo cho các chủ đề nêu trên; Đề xuất và hoàn thiện các bước thực hiện tiếp theo cho mạng lưới và các tổ chức xã hội.

Thông qua hội thảo, Ban tổ chức mong muốn vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan, đặc biệt là vai trò của các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng sẽ được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chẳng hạn như Tổng cục lâm nghiệp Việt Nam (VNFOREST) thừa nhận và có thể ban hành văn bản thể chế hóa việc tham gia của các các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng vào hoạt động giám sát độc lập trong tiến trình VPA-FLEGT trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các tổ chức trong nước và quốc tế có kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực VPA-FLEGT sẽ thảo luận, trao đổi và chia sẻ về vai trò và trách nhiệm của các tổ chức xã hội dân sự trong tiến trình VPA-FLEGT trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam và quốc tế. Việc cung cấp thông tin, tuyên truyền về VPA-FLEGT, LD, TLAS thông qua hội thảo sẽ giúp các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng và người dân địa phương hiểu rõ tiến trình VPA-FLEGT và nhận thức rõ được quyền, vai trò, trách nhiệm và xác định các hoạt động cụ thể mà các các tổ chức xã hội có thể tham gia vào hoạt động giám sát độc lập trong tiến trình VPA-FLEGT.

Kết thúc hội thảo, các bên liên quan cần hỗ trợ và xây dựng tiến trình các bước thực hiện để thể chế hóa, thừa nhận vai trò và trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong hoạt động giám sát độc lập trong việc thực hiện VPA-FLEGT và tiến đến thành lập Mạng lưới nhóm các tổ chức xã hội trực thuộc VUSTA và các Liên Hiệp các hội KH&KT ở các tỉnh để được tham gia các hoạt động nâng cao năng lực, giám sát độc lập việc thực hiện VPA- FLEGT tại địa phương. Hội thảo này do Liên minh Châu Âu tại Việt Nam và Tổ chức ICCO (Hà Lan) tài trợ thông qua Dự án FLEGT – Khu vực miền Trung và Dự án FLEGT cho Mạng lưới VNGO-FLEGT thông qua tổ chức FERN – Bỉ.

Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia