Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Hiện nay, phần lớn bà con nông dân các tỉnh Tây Bắc vẫn áp dụng phương thức canh tác truyền thống như: phá rừng, đốt nương làm rẫy, trồng độc canh…, đặc biệt, gần đây bà con còn lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để thu dọn tàn dư trên đồng ruộng, nhất là đối với trồng ngô. Phương thức canh tác này không chỉ gây hại cho đất mà còn khiến đất dễ bị bào mòn, thoái hóa, rửa trôi. Hệ quả là chỉ sau 2-3 vụ, bà con đã phải phát những mảnh nương mới để canh tác ngô, sắn.

Dựa trên một số nghiên cứu thực tiễn của các đơn vị chuyên ngành như Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm miền núi phía Bắc, Trung tâm Khoa học lâm nghiệp Tây Bắc, Đại học Tây Bắc, Dự án “Biến đổi khí hậu và đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam” phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Sơn La, Hội Nông dân tỉnh Lai Châu và Quỹ Phụ nữ Phát triển huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên áp dụng thí điểm một số mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững tại ba tỉnh, trong đó có mô hình canh tác ngô bền vững trên đất dốc.

Với các kỹ thuật trồng xen, trồng theo băng, làm tiểu bậc thang, hạn chế cày xới đất, che phủ đất bằng tàn dư thực vật, bố trí cây trồng hợp lý và trồng luân canh, mô hình canh tác ngô bền vững không chỉ giúp hạn chế xói mòn mà còn góp phần tăng độ phì cho đất và bảo vệ đất trước những tác động của mưa lũ, thiên tai. Đặc biệt, mô hình còn giúp tăng năng suất ngô, tăng phụ thu từ một số cây trồng xen với ngô như đậu, lạc, bơ, gỗ lát, cỏ voi… và giảm đầu tư phân bón. Nói cách khác,  mô hình canh tác ngô bền vững trên đất dốc không chỉ mang lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo vệ đất và ứng phó hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu.

Poster canh tác ngô bền vững trên đất dốc do Trung tâm Con người và Thiên nhiên – PanNature thực hiện (Nguồn ảnh: PanNature và Đại học Tây Bắc).
Dự án “Biến đổi khí hậu và đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam” do Hiệp hội các tổ chức xã hội dân sự Đan Mạch (CISU) tài trợ thông qua Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Đan Mạch Châu Á (ADDA) với sự tham gia thực hiện của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hội nông dân tỉnh Sơn La, Hội nông dân tỉnh Lai Châu cùng Quỹ phát triển phụ nữ huyện Điện Biên, thời gian thực hiện từ năm 2014-2017, phạm vi thực hiện tại 25 xã thuộc 8 huyện của 3 tỉnh.

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia