Tính đến đầu năm 2016, Việt Nam đã đầu tư sang 68 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó, các quốc gia ở Tiểu vùng Mê Kông, đặc biệt là Lào và Campuchia là hai quốc gia được các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn đầu tư nhiều nhất. Bên cạnh những lợi thế về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia được quy định tại Quyết định 482/QĐ-TTg ngày 14/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ và nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội; trình độ phát triển giúp cho đầu tư nông lâm nghiệp được coi là thế mạnh do phát huy được lợi thế so sánh của lĩnh vực này trong mối quan hệ với nền kinh tế ba nước và khu vực. Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là lĩnh vực đứng thứ hai trong cơ cấu đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và đứng thứ ba trong cơ cấu nhận đầu tư nước ngoài (FDI) và trong nước (DDI) của Lào và Campuchia (giai đoạn 2011 – 2015).
Bên cạnh những thành tựu như giúp xóa đói giảm nghèo hay cải thiện cơ sở hạ tầng, hoạt động ĐTRNN của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp cũng tiềm ẩn những rủi ro do sự khác biệt về văn hóa, pháp luật và môi trường. Những khác biệt này có thể dẫn đến các tranh chấp và qua đó ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án cũng như hình ảnh của nhà đầu tư Việt Nam trong khu vực.
Nhận thức được những rủi ro môi trường – xã hội từ hoạt động đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm Con người và Thiên nhiên và Tổ chức Oxfam Việt Nam đã thực hiện nghiên cứu, đánh giá nhanh thực trạng của các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tại Lào và Campuchia, qua đó giúp nhận diện vấn đề và huy động Nhóm Doanh nghiệp Tiên phong khởi xướng sáng kiến xây dựng Hướng dẫn tự nguyện nhằm giảm thiểu rủi ro về Môi trường – Xã hội cho các Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tại Tiểu vùng Mê Kông.
Hội thảo “Đầu tư bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam ở tiểu vùng Mê Kông” được tổ chức sau một thời gian thực hiện nghiên cứu và xây dựng dự thảo Hướng dẫn tự nguyện đối với các Doanh nghiệp. Được đồng tổ chức bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tổ chức Oxfam Quốc tế tại Việt Nam và Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) vào ngày 17/02/2017, hội thảo là diễn đàn để cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp nhằm hoàn thiện Dự thảo Hướng dẫn tự nguyện và góp phần đóng góp cho chính sách đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Tài liệu Hội thảo:
Đầu tư Việt Nam ra nước ngoài: Xu hướng và Chính sách
Ông Đoàn Thanh Nghị, Trưởng phòng Đầu tư ra nước ngoài, Cục Đầu tư nước ngoài
Bài học kinh nghiệm Quốc tế: Câu chuyện Mía đường ở Campuchia
Trích Báo cáo Tranh chấp thu hồi đất ở Đông Nam Á, UNDP Việt Nam 2014.
Đầu tư nông nghiệp của Việt Nam tại Campuchia và Lào: Lợi ích, Tác động và Thách thức
Ông Phạm Quang Tú – Tổ chức Oxfam tại Việt Nam
Giảm thiểu rủi ro Môi trường – Xã hội: Hướng dẫn tự nguyện cho cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp tại tiểu vùng Mê Kông:
- Quá trình xây dựng Hướng dẫn, tổng quan và giai đoạn chuẩn bị
Bà Nguyễn Hoàng Phượng – PanNature
Trần Thị Thúy Hoa – Hiệp hội Cao su Việt Nam
- Giai đoạn thực hiện đầu tư
Ông Phạm Quang Tú – Tổ chức Oxfam tại Việt Nam
Ông Phạm Văn Thành – Tập đoàn Cao su Việt Nam - Giai đoạn kết thúc
Ông Nguyễn Minh Đức – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Ông Vũ Ninh – Công ty Cổ phần GEMADEPT