Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Là một trong những ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng, đóng góp lớn cho ngân sách và GDP với sản lượng khai thác các nguồn lực khoáng sản lớn, tuy nhiên, công nghiệp khai khoáng của Việt Nam lại đang đối mặt với không ít thách thức cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một trong những điểm quan trọng cần phải sớm khắc phục, đó là mức độ minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng, đặc biệt trong cấp phép và quản lý thu thuế phí. Đây cũng là những vấn đề đã được Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển nhận định tại Đối thoại phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực khoáng sản.

Từ năm 2010 đến nay, khung chính sách và pháp luật về tài nguyên khoáng sản của Việt Nam đang từng bước hoàn thiện. Trong tiến trình đó, nhu cầu về minh bạch trong ngành công nghiệp khai thác được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao năng lực quản trị. Dù nguyên tắc này chưa được chính thức ghi nhận rộng rãi trong các VBQPPL của ngành khoáng sản, song nhiều quy định hướng tới minh bạch, công khai thông tin cũng đã được xem xét lồng ghép. Các quy định này được kỳ vọng sẽ góp phần cung cấp thông tin cho công chúng, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào việc khai thác, sử dụng các nguồn lợi từ khoáng sản một cách bền vững và đạt hiệu quả cao nhất.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn một câu hỏi lớn về khoảng cách giữa những chủ trương, quy định trên giấy và thực tiễn thi hành? Luật Khoáng sản đã được ban hành từ 2010 với nhiều quy định nhằm tăng cường tính minh bạch nhưng thực tế triển khai vẫn chưa được như kỳ vọng. Thứ nhất, liên quan đến cấp phép, Luật Khoáng sản 2010 quy định thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhưng lại không quy định rõ các tiêu chí lựa chọn doạn nghiệp (DN) qua đấu giá, khiến việc lựa chọn nhiều khi không đạt được mục tiêu là DN có đủ năng lực thực hiện. Ngoài ra, quy định hiện nay cũng không yêu cầu công khai quá trình cấp phép từ thông tin doanh nghiệp đăng ký cấp phép cho đến doanh nghiệp được lựa chọn cấp phép, nên mức độ minh bạch trong quá trình cấp phép rất hạn chế và thiếu tính cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp đã phải trả nhiều chi phí không chính thức để có được giấy phép khai thác.

Ngay cả khi các quy định đấu giá được kỳ vọng sẽ được áp dụng đại trà để giảm thiểu cơ chế « xin –cho », nhưng cho tới nay, số trường hợp thực hiện đấu giá vẫn là con số khá khiêm tốn. Thứ hai, liên quan đến hoạt động quản lý thu, nguồn thu từ lĩnh vực khoáng sản thường được đánh giá là chưa tương xứng với quy mô khai thác. Số liệu thống kê của Bộ Tài Chính, số thu thuế tài nguyên ngoài dầu khí, trong giai đoạn 2011-2013 chỉ đạt 0.9 – 1.1% tổng thu ngân sách nhà nước. Nhiều địa phương phản ánh rằng số thu thuế tài nguyên thậm chí không đủ cho chi phí quản lý nhà nước đối với hoạt động khoáng sản. Cách thức quản lý thu thuế, phí dựa trên giá bán và sản lượng được khai báo bởi doanh nghiệp, cũng đưa ra những vấn đề nhiều tranh cãi. Năm 2013, Viện Quản trị Tài Nguyên Thiên nhiên (Natural Resource Governance Institute) đã đánh giá Việt Nam, chỉ đứng thứ 41/58 quốc gia và xếp hạng là ‘yếu’ trong các đánh giá về mức độ minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng. Đặc biệt, Việt Nam còn được đánh giá là ‘thất bại’ trong các khía cạnh liên quan đến ‘báo cáo & thực thi pháp luật’ với 20 chỉ số liên quan về minh bạch, công bố thông tin về báo cáo hiện trạng hoạt động, bên cạnh các khía cạnh khác về thể chế, pháp luật, các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội, kiểm soát chất lượng và bảo vệ môi trường.

Trong bối cảnh trên, Hội Địa chất Kinh tế và Ban Pháp Chế thuộc Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các tổ chức thành viên LMKS phối hợp cùng các bên liên quan tổ chức Hội thảo “Minh bạch trong lĩnh vực khoáng sản: Đo lường khoảng cách từ chính sách đến thực tiễn” nhằm tạo diễn đàn thảo luận về thực trạng minh bạch trong lĩnh vực khoáng sản hiện nay, các hệ hụy và hướng cải thiện trong tương lai.

Mục tiêu:

  • Thảo luận về thực trạng minh bạch trong các quy định, chính sách của lĩnh vực khoáng sản, đặc biệt trong giai đoạn cấp phép và quá trình thu thuế, phí từ khai thác khoáng sản.
  • Đề xuất các khuyến nghị để thúc đẩy minh bạch, quản trị tốt hơn và đảm bảo hệ thống thu – chi tài chính minh bạch và bền vững trong lĩnh vực khoáng sản

Tài liệu hội thảo:

Chương trình Hội thảo

Minh bạch trong khai thác khoáng sản: Đo lường khoảng cách từ chính sách đến thực hiện
Ông Nguyễn Minh Đức, VCCI

Minh bạch tài chính trong lĩnh vực khoáng sản: Mối quan hệ hữu cơ giữa quy mô thu ngân sách và sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên theo hướng phát triển bền vững
TS. Lê Ái Thụ, Chủ tịch Hội Địa chất Kinh tế Việt Nam

Minh bạch trong quá trình cấp phép (cấp phép, cấp quyền và đấu giá quyền khai thác) trong lĩnh vực khoáng sản
TS. Nguyễn Tiến Chỉnh, Hội Khoa học Công nghệ Mỏ Việt Nam

Báo cáo về mức độ tuân thủ các quy định pháp luật về minh bạch trong lĩnh vực khoáng sản

Bộ Tiêu chuẩn EITI 2016

Áp dụng chuẩn mực quốc tế để quản trị tốt ngành công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam

Khung quản trị công nghiệp khai thác khu vực ASEAN

Thực trạng và cơ hội nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thu từ khai thác khoáng sản

Thực thi EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam

Biên bản Hội thảo

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia