Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Ngày 21-3, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Liên minh Khoáng sản tổ chức hội thảo “Minh bạch trong lĩnh vực khoáng sản: Đo lường khoảng cách từ chính sách đến thực tiễn”.
 
Báo cáo tại hội thảo, VCCI cho hay chi phí không chính thức của các doanh nghiệp (DN) khoáng sản luôn cao hơn từ 2% trở lên so với các DN ngành khác. Chưa kể đến thực tế, ngành khoáng sản có 52,95% DN tư nhân có mối quan hệ với nhà nước và đây là con số khá cao.

Bên cạnh đó, các loại thuế, phí theo quy định của nhà nước cũng là gánh nặng với DN khai thác, thậm chí còn cản trở sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp. Ông Nguyễn Minh Đường, Chủ tịch Hội Tuyển khoáng Việt Nam, đặt câu hỏi các năm gần đây các khoản thu liên quan đến khoáng sản tăng lên, nhất là thuế liên quan đến tài nguyên năm 2016 đã tăng đồng loạt 2% nhưng không thấy lý giải vì sao. Trong khi đó, hoạt động khai thác thường đóng ở nơi địa hình cao, địa phương kém phát triển nên phía địa phương còn yêu cầu thêm các khoản thu khác, như thu ủng hộ địa phương trong ngành khai khoáng, sửa chữa cơ sở hạ tầng.

Khai thác vàng ở Nghệ An (Ảnh: Hoài Dương)

“Trong quá trình tính các loại thuế phí, nhất là thuế môi trường, chúng ta quy về thu theo quặng nguyên khai, mà rõ ràng rất nhiều quặng nguyên khai mới cho ra được quặng tuyển, công nghệ phức tạp, đầu tư lớn. Hệ quả là muốn có hiệu quả thì DN buộc phải thỏa thuận với địa phương hoặc DN buộc phải tính lại cho trữ lượng thay đổi đi hoặc chất lượng quặng nguyên khai thay đổi” – ông Đường chỉ ra thêm.

Theo tính toán của ông Đường, thuế tài nguyên môi trường và phí môi trường đã chiếm 30%-37% giá thành và thu phí quá cao thường dẫn đến tình trạng DN chỉ khai thác quặng giàu, lãng phí tài nguyên.

Ông Lại Hồng Thanh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam – Bộ Tài nguyên và Môi trường, ví von ngành khai thác khoáng sản là ngành sản xuất “gạo” cho các ngành công nghiệp khác. “Chính vì vậy về nguyên tắc, để tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm từ khoáng sản thì giá của nguyên liệu đó càng thấp càng tốt. Bởi cái mà chúng ta được là tăng giá trị gia tăng ở các khâu tiếp theo, cụ thể là khâu chế biến và sử dụng khoáng sản chứ không phải ở khâu khai thác. Có một mâu thuẫn khác là giữa mục tiêu tăng thu ngân sách từ khoáng sản và mục tiêu quản lý khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản. Các cơ quan quản lý phải ngồi với nhau để làm sao dần dần hai mục tiêu tiệm cận lại, để cuối cùng khoáng sản nghèo, khoáng sản ở những điều kiện rất khó khăn vẫn được khai thác” – ông Thanh phân tích.

Chỉ góp 1,1% tổng thu ngân sách

Cũng theo thông tin từ hội thảo, ngành tài nguyên (ngoài dầu khí) chỉ đóng góp vào ngân sách 0,9%-1,1% tổng thu. Nhiều địa phương phản ánh rằng số tiền trên còn không đủ cho chi phí quản lý nhà nước đối với hoạt động khoáng sản. TS Lê Ái Thụ, Chủ tịch Hội Địa chất Việt Nam, cho rằng cách thu ngân sách hiện hành đối với tài nguyên khoáng sản dẫn tới tổn thất tài nguyên nhiều hơn, vì mối quan hệ thu ngân sách với tài nguyên không được xác định theo cơ sở khoa học.

 

Nguồn: Người lao động

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia