Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Ngày 30/5, tại Hà Nội, Trung tâm vì Con người và Rừng (RECOFTC), Hội Chủ rừng Việt Nam (VIFORA), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và Trung tâm Vì sự phát triển bền vững miền núi (CSDM) đồng tổ chức Hội thảo quốc gia góp ý dự thảo số 5 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi công nhận, thừa kế và phát huy tri thức truyền thống và luật tục như một chiến lược quản lý bảo vệ rừng.

Hội thảo được tổ chức nhằm thảo luận và kiến nghị chính sách các vấn đề liên quan đến công nhận, kế thừa và phát huy kiến thức truyền thống và luật tục như một chiến lược quản lý rừng bền vững.

Kết quả góp ý cho dự thảo 5 Luật BVPTR sửa đổi tại Hội thảo này sẽ được gửi cho các đại biểu quốc hội trước khi dự thảo này được (i) thảo luận ở tổ tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV vào chiều thứ tư, ngày 07/06/2017 và (ii) thảo luận ở hội trường vào sáng thứ hai, ngày 19/06/2017.

Hội thảo tập trung thảo luận về: Vai trò và sự tham gia của cộng đồng người dân và phụ nữ dân tộc thiểu số trong quản lý rừng, bảo vệ rừng; Tôn trọng kiến thức truyền thống, luật tục của cộng đồng người dân và phụ nữ dân tộc thiểu số trong quản lý rừng, bảo vệ rừng đối với các nghĩa vụ quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã tham gia: (i) Tuyên bố chung của LHQ về quyền của người bản địa (UNDRIP), (ii) quyết định 01/CP16 của UNFCCC tại Cancun, (iii) Hướng dẫn tự nguyện về quản trị có trách nhiệm đối với quyền sở hữu đất đai, ngư trường và rừng trong bối cảnh an ninh lương thực quốc gia (VGGT); Các giải pháp – sáng kiến quản trị mới với sự tham gia của cộng đồng như khu bảo tồn dựa cộng đồng (Indigenous and Community Conserved Areas); và Kiến nghị chính sách trong việc công nhận, kế thừa và phát huy kiến thức truyền thống và luật tục, kết hợp sử dụng có hiệu quả công cụ pháp luật với luật tục của cộng đồng người dân và phụ nữ dân tộc thiểu số như một chiến lược quản lý rừng bền vững.

Tham dự hội thảo có lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp, đại diện Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy ban dân tộc, các chuyên gia nghiên cứu, nhà tài trợ, tổ chức phi chính phủ có liên quan và đại biểu đại diện cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, cùng nhiều cơ quan truyền thông báo chí.

Một số hình ảnh tại hội thảo:

Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: Recoftc)
Ông Hứa Đức Nhị – Chủ tịch Hội Chủ rừng phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Recoftc)
Ông Lương Quang Hùng – Đại diện Chương trình Quốc gia Việt Nam của Recoft phát biểu tại hội thảo (Ảnh Recoftc)
Ông Hoàng Xuân Thủy – Phó giám đốc PanNature trình bày tại hội thảo (Ảnh: Recoftc)
(Ảnh: Recoftc)
(Ảnh: Recoftc)
(Ảnh: Recoftc)
(Ảnh: Recoftc)
(Ảnh: Recoftc)
Các đại biểu dân tộc thiểu số chụp ảnh lưu niệm (Ảnh: Recoftc)

Tài liệu Hội thảo

Chương trình hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo
Ông Hứa Đức Nhị – Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam (VIFORA)

Vai trò của tri thức bản địa và luật tục của dân tộc Thái trong bảo vệ và phát triển rừng
Cà Chung – Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La

Vai trò và sự tham gia của cộng đồng người dân và phụ nữ dân tộc thiểu số trong quản lý rừng, bảo vệ rừng
Bà Lương Thị Trường & bà Sầm Bình – Mạng lưới Tri thức bản địa dân tộc thiểu số Việt Nam (VITIK)

Tôn trọng kiến thức truyền thống, luật tục của cộng đồng người dân và phụ nữ dân tộc thiểu số trong quản lý rừng, bảo vệ rừng đối với các nghĩa vụ quốc tế có liên quan
Ông Lương Quang Hùng – Đại diện Chương trình quốc gia Việt Nam – Trung tâm Vì con người và Rừng (RECOFTC)

Tầm quan trọng của việc thừa nhận khu bảo tồn do cộng đồng quản lý
Ông Hoàng Xuân Thủy – Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

Thừa nhận quyền sử dụng đất truyền thống của dân tộc thiểu số tại Việt Nam
Lương Thị Trường và Orlando M. Genotiva

Cấu trúc quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Thừa nhận sự đa dạng trong cấu trúc quản trị
Đỗ Anh Tuân, Nguyễn Bá Ngãi, Võ Đình Tuyên, và Lê Tuấn Anh

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia