Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Bán đảo Sơn Trà là tổng hòa của hệ sinh thái rừng gắn liền biển tự nhiên duy nhất ở Việt Nam nằm ngay tại nội thành. Tuy nhiên, sự bùng nổ của hoạt động du lịch không bền vững trong những năm gần đây đang đe dọa sự tồn tại của hệ sinh thái Bán đảo Sơn Trà – nguồn giá trị chính khiến Sơn Trà trở nên hấp dẫn với du khách. Với ba mặt tiếp giáp biển, một mặt tiếp giáp đô thị, Sơn Trà không có cơ hội mở rộng diện tích, trái lại đã bị thu hẹp tới 41% diện tích (theo quy hoạch) so với thời điểm được công nhận là rừng cấm quốc gia năm 1977.

Vooc chà vá chân nâu xuống tận mép biển tìm thức ăn. (Ảnh: GreenViet)

Ngày 28/04/2017, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) – thành viên Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam; Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) – thành viên Liên hiệp các hội KH&KT thành phố Đà Nẵng và Nhóm nghiên cứu – Giảng dạy Môi trường & Tài nguyên sinh vật (DN-EBR) thuộc Đại học Đà Nẵng đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng”. Từ các ý kiến và kết luận tại Hội thảo, nhóm tổ chức tổ chức Hội thảo bao gồm PanNature, GreenViet và DN-EBR đã gửi Thư khuyến nghị tới Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Thành ủy thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng và Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về vụ việc tại Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng ngày 11/5/2017.  Kèm theo Thư khuyến nghị là Bản tổng hợp các vấn đề liên quan đến Bán đảo Sơn Trà.

Hình ảnh hội thảo

Các khuyến nghị chính bao gồm, (1) rà soát lại toàn bộ các Quy hoạch liên quan đến bán đảo đã được phê duyệt nhằm thống nhất con số về diện tích rừng đặc dụng ở khu BTTN Sơn Trà; (2) rà soát và chấn chỉnh lại việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Sơn Trà, đặc biệt là chuyển đổi đất rừng đặc dụng/Khu bảo tồn thiên nhiên sang “đất khác”; (3)  tổ chức điều tra và thẩm định lại Đánh giá Môi trường Chiến lược đối với Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà; (4) xây dựng quy hoạch tích hợp tổng thể về bảo tồn và phát triển bền vững bán đảo Sơn Trà, kết nối cả hệ sinh thái rừng và biển trong một tổng thể mối liên hệ sinh thái tự nhiên; (5) xem xét quy hoạch hợp nhất Sơn Trà và vùng biển xung quanh đến Nam Hải Vân để hình thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới trình UNESCO công nhận; (6) xây dựng cơ chế thống nhất giao một đơn vị chính quản lý, bảo vệ rừng, quản lý mọi hoạt động du lịch của du khách và người dân lên bán đảo Sơn Trà; (7) xây dựng mô hình du lịch sinh thái tạo ra thu nhập từ hoạt động bảo tồn hệ sinh thái và thiên nhiên hoang dã ở Sơn Trà và; (8) nghiên cứu và áp dụng mô hình tổ chức phi lợi nhuận tham gia quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà như mô hình Công viên thiên nhiên Đảo Phillip ở bang Victoria của Úc và Khu bảo tồn khỉ Tarsier ở Bohol, Philippine.

Tham khảo: Toàn văn Thư khuyến nghị; Bản tổng hợp các vấn đề liên quan đến Bán đảo Sơn Trà; Báo cáo “Lựa chọn bảo tồn trước sức ép phát triển: Trường hợp Voọc chà vá chân nâu trên Bán đảo Sơn Trà”.

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia