Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Phục hồi cảnh quan rừng bền vững tại Đắk Lắk

Nhằm tìm kiếm giải pháp phục hồi cảnh quan rừng bền vững gắn liền với đảm bảo sinh kế cho người dân phụ thuộc vào rừng, VQG Chư Yang Sin phối hợp với Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức cuộc họp kỹ thuật tại Đắk Lắk trong ngày 18/5/2018.

Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh vấn đề chồng lấn và tranh chấp đất đai vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều khu vực có rừng của Tây Nguyên. So với rừng phòng hộ và rừng sản xuất, tình trạng chồng lấn tại các khu rừng đặc dụng diễn ra với quy mô nhỏ hơn, song vẫn luôn là bài toán hóc búa đối với các ban quản lý khu bảo tồn và các cơ quan quản lý nhà nước.

Hội thảo tham vấn ngày 18/5/2018. Ảnh: PanNature

Đắk Lắk có 5 khu bảo tồn và vườn quốc gia thì hiện đều có hiện tượng chồng lấn, xâm chiếm đất đai ở phạm vi và mức độ khác nhau. Các diện tích đất chồng lấn, xâm chiếm này hoặc có lịch sử canh tác từ trước khi thành lập các khu rừng đặc dụng hoặc bị người dân cơi nới, lấn chiếm từ các diện tích chồng lấn trước đây.

Tính đến tháng 5/2018, VQG Chư Yang Sin có khoảng 173 ha chồng lấn giữa diện tích quản lý của vườn và diện tích đất canh tác của người dân. Trên những khoảnh đất này, người dân đang trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, song hiệu quả và thu nhập rất thấp. Ranh giới giữa các VQG và đất sản xuất của các hộ gia đình chưa được cắm mốc rõ ràng, vì vậy quyền lợi và trách nhiệm cũng chưa được xác lập cụ thể. Ban quản lý Vườn vì vậy gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, còn phía người dân cũng không yên tâm canh tác, sản xuất.

Để giải quyết vấn đề chồng lấn đất đai và phục hồi cảnh quan rừng tại VQG, các chuyên gia cho rằng cơ quan nhà nước các cấp tỉnh, huyện, xã đều cần vào cuộc, cùng với Ban quản lý Vườn và người dân rà soát lại nguồn gốc và quá trình sử dụng đất tại địa phương để phân định mốc giới cụ thể, đồng thời nghiên cứu một mô hình nông lâm kết hợp, phù hợp với điều kiện tại chỗ, vừa giúp phục hồi rừng vừa mang lại nguồn thu ổn định lâu dài cho người dân vùng đệm.

Các bên tham gia hội thảo đều thể hiên mong muốn thực hiện thí điểm mô hình nông lâm kết hợp này tại VQG Chư Yang Sin để sau đó áp dụng mở rộng tại bốn vườn quốc gia, khu bảo tồn còn lại của Đắk Lắk. 

Bài trình bày trong Hội thảo:

 Trồng lấn và tranh chấp đất đai trong rừng đặc dụng ở Đắk Lắk

TS. Cao Thị Lý, Giảng viên khoa Nông Lâm nghiệp, trường Đại học Tây Nguyên

Một số mô hình nông lâm kết hợp bền vững giúp phục hồi cảnh quan rừng hiệu quả tại Tây Nguyên

TS. Phạm Công Trí, Th.S Đặng Đinh Đức Phong, đại diện Viện Khoa học, Lâm nghiệp, Kỹ thuật Tây Nguyên

Báo cáo kết quả “Khảo sát, đánh giá và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững nhằm phục hồi cảnh quan rừng ở Vườn Quốc gia Chư Yang Sin”

Ông Lê Cảnh Nam, Ông Huỳnh Nhân Trí, Đại diện Vườn Quốc gia Chư Yang Sin

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia