Ngày 21 tháng 7 năm 2018, tại TP Đà Nẵng, Liên hiệp các Hội Khoa hoc ṿ à Kỹthuật thành phố Đà Nẵng (LHH KHKT) phối hơp v ̣ ớ i Trung tâm Bảo tồn Đa dang Sinh h ̣ oc Ṇ ước Việt Xanh (GreenViet), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), nhóm Nghiên cứu – Giảng day Ṃ ôi trường và Tài nguyên sinh vật, Đai ḥ oc Đ̣ à Nẵng (DN-EBR) đồng tổ chức Hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, lần thứ nhất với chủ đề “Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch tại các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên”.
Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ những bà i hoc kinh nghi ̣ ệm trong phá t triển du lich t ̣ ai c̣ ác hệ sinh thái tự nhiên, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển bền vững phù hơp cho khu v ̣ ưc mi ̣ ền Trung – Tây Nguyên. 150 đại biểu tham dự Hội thảo từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức nghiên cứu, các tổ chức xã hội, các trường đại học, doanh nghiệp, cộng đồng cùng các chuyên gia trong và ngoài nước sẽ có cơ hội thảo luận và đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng bền vững, bảo vệ được các giá trị tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái.
Với mục tiêu đó, Hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm về du lịch tại các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên; thảo luận các vấn đề liên quan đến áp lực của du lịch lên bảo tồn đa dạng sinh học tại các VQG, Khu BTTN; và tham vấn đa bên nhằm đề xuất các mô hình du lịch sinh thái phù hợp cho các VQG, khu BTTN để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Một Kỉ yếu tập hợp hơn 20 bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện hoạt động du lịch trong các VQG, KBT sẽ được gửi tới các VQG và KBT để tham khảo. Nội dung khuyến nghị được tổng hợp từ Hội thảo và Kỉ yếu cũng sẽ được gửi đến Hội đồng nhân dân các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên trước kỳ họp HĐND cuối năm để cung cấp những bài học kinh nghiệm về các thành công và thất bại trong tổ chức hoạt động du lịch tại VQG và KBT. Hội thảo cũng có sự góp mặt của một số chuyên gia quốc tế thảo luận về các kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Nhật Bản, Tây Ban Nha.
Tài liệu hội thảo:
PGS.TS Võ Văn Minh, Phó hiệu trưởng Đại học Sư phạm, Trưởng nhóm DN-EBR, Đại học Đà Nẵng
Du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam-Tiềm năng, thách thức và giải pháp
Ông Lê Văn Lanh, Phó Chủ tịch Thường trực, Hiệp hội Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam (VNPPA)
Du lịch bền vững và bảo tồn thiên nhiên-Luật xúc tiến Du lịch Sinh thái Nhật Bản
PGS.TS Yoshika Yamamoto, St.Agnes’ University, Nhật Bản
Thuế sinh thái ở Balearic-Tây Ban Nha hướng đến du lịch bền vững
PGS.TS Miki Yoshizumi, Ritsumeikan University, Nhật Bản
Một số đánh giá ban đầu về cơ hội tài chính từ phát triển du lịch sinh thái gắn liền với bảo tồn thiên nhiên bền vững ở Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng
TS.Nguyễn Quốc Dựng – Viện Điều tra Quy hoạch rừng, đại diện nhóm nghiên cứu của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)
Một số khuyến nghị trong phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên
Ông Huỳnh Văn Kéo, Nguyên giám đốc VQG Bạch Mã, Chủ tịch Hội KHKT Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế
Du lịch sinh thái ở miền Trung và Tây Nguyên-Lý thuyết và thực tiễn
Ông Nguyễn Minh Đạo, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
Mô hình du lịch sinh thái tại VQG Yok Đôn-Trải nghiệm cùng Voi
Ông Vũ Đức Giỏi, Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ, VQG Yok Đôn
Công ty Oxalis với phát triển du lịch bền vững tại VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình
TS Phạm Hồng Long, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài học của phát triển du lịch đến công tác bảo tồn ĐDSH và giá trị văn hóa bản địa tại khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, Hội An
Ông Lê Ngọc Thảo, Trưởng Ban Thư ký khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, Hội An