Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Kiến nghị về “Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan”

Ngày 23 tháng 7 năm 2018, nhóm các nhà khoa học từ các Viện nghiên cứu, các Trường đại học, các Tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các chuyên gia độc lập đã gửi Bản kiến nghị về “Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan” đang được điều chỉnh  lên Thủ Tướng và các cấp lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan có thẩm quyền.

Nhóm các nhà khoa học cho rằng thành quả phát triển của đất nước trong những năm qua một phần là dựa trên lợi thế của khai thác tài nguyên thiên nhiên. Ngày nay, Việt Nam đã là nước có thu nhập trung bình, đang cùng với thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển sẽ chủ yếu dựa trên công nghệ và trí tuệ con người. Trong đó, quặng titan là nguồn tài nguyên không tái tạo, rất quý giá không nhất thiết phải tập trung khai thác để xuất khẩu thô như hiện nay. “Chúng ta nên để dành nguồn nguyên liệu này cho thếhệ mai sau theo đúng chiến lược phát triển bền vững (Chương trình nghị sự 21) mà Đảng và Nhà nước đã ký kết và hoạch định.”

Khai thác titan tại Bình Định (Ảnh: PanNature)

“Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030” theo Quyết định 1546/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/09/2013 hiện nay đang trong quá trình điều chỉnh (gọi tắt là Quy hoạch titan điều chỉnh).

Xét từ góc độ khoa học, kinh tế, xã hội và với quan điểm phát triển bền vững, các nhà khoa học nhận thấy đối với Quy hoạch titan điều chỉnh, đặc biệt 2 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, cần được cân nhắc một số vấn đề, nhóm các nhà khoa học đã đưa ra bản kiến nghị gồm sáu điểm chính, bao gồm: 

  • Tên gọi của Quy hoạch Titan điều chỉnh phải theo đúng quy định của Luật Khoáng sản;
  • Quy hoạch titan điều chỉnh phải tuân thủ quy định của Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14, ban hành ngày 24/11/2017;
  • Phân vùng không gian lãnh thổ, điển hình cồn cát đỏ Bình Thuận để làm căn cứ lập Quy hoạch titan điều chỉnh;
  • Không cấp phép khai thác mỏ titan nhỏ lẻ;
  • Khai thác titan Bình Thuận phải đạt đến hết độ sâu của tầng quặng theo kết quả điều tra, thăm dò;
  • Cần tạo cơ chế chính sách ưu tiên đối với các nhà máy chế biến sâu quặng titan.

Bản kiến nghị này được gửi kèm theo Bản phân tích chi tiết những bất cập của Quy hoạch titan hiện tại với những dẫn chứng khoa học cụ thể.

Danh sách các tập thể nhà khoa học tham gia ký tên bao gồm:

  • GS. TSKH. Đặng Trung Thuận, Chủ tịch Hội Địa hóa Việt Nam
  • Ông Trịnh Lê Nguyên – Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên
  • TS. Phạm Quang Tú – Tổ chức Oxfam tại Việt Nam
  • Ông Phan Đình Nhã – Viện Tư vấn Phát triển
  • TS. Lê Ái Thụ – Chủ tịch Hội Địa chất Kinh tế
  • Ông Nguyễn Ngọc Quang – Điều phố viên Liên minh Khoáng sản
  • PGS.TS Lê Thu Hòa – Đại học Kinh tế Quốc dân
  • TS. Lê Văn Thành – Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam
  • TS. Nguyễn Thành Sơn, Chuyên gia tư vấn độc lập, nguyên Trưởng ban Chiến lược TKV.

Toàn văn kiến nghị

Các vấn đề liên quan đên kiến nghị vui lòng liên hệ: Trung tâm Con người và Thiên nhiên (cơ quan điều phối Liên minh Khoáng sản). Địa chỉ: 24H2 Khu đô thị mới Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: 024 3556-4001. Email: contact@nature.org.vn

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia