Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Phục hồi rừng tự nhiên: Điều kiện và yêu cầu cải cách chính sách lâm nghiệp

Sáng 24/7, tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã tổ chức Tọa đàm: Phục hồi rừng tự nhiên: Điều kiện và yêu cầu cải cách chính sách lâm nghiệp nhằm thảo luận về các vấn đề liên quan tới phục hồi rừng tự nhiên ở Việt Nam .

Tại tọa đàm, các chuyên gia khách mời gồm GS. Nguyễn Ngọc Lung (Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng), Chuyên gia lâm nghiệp Đoàn Diễm, TS. Trần Lâm Đồng (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lâm sinh), TS. Nguyễn Tiến Hải (CGIAR) và TS Nguyễn Lan Châu (Viện Khoa học Khí tượng Thủy Văn và Biến đổi khí hậu) đã thảo thuận về các chủ đề:

  • Làm thế nào để sớm phục hồi rừng: Những yếu tố quyết định giúp phục hồi rừng thành công?
  • Mục tiêu, cách tiếp cận phục hồi rừng phòng hộ được xác định như thế nào trong các kế hoạch, chương trình quốc gia nhằm phục hồi rừng tự nhiên?;
  • Trồng rừng thay thế: Làm thế nào để trồng rừng thay thể có thể hỗ trợ và thúc đẩy mục tiêu phục hồi rừng?;
  • Thực trạng sử dụng đất rừng ở các chủ rừng khác nhau: Trên thực tế liệu còn có đủ diện tích đất để phục hồi rừng ở quy mô cảnh quan, hệ sinh thái? Cơ chế chính sách như thế nào đối với các đối tượng tham gia phục hồi rừng?
  • Vai trò của các bên tham gia: Doanh nghiệp, cộng đồng và hộ gia đình trong nỗ lực phục hồi rừng?

Các chủ tọa tại tọa đàm
Các đại biểu tham dự tọa đàm

Tham dự tọa đàm có hơn 60 đại biểu đến từ  các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu, tổ chức cộng đồng, các chuyên gia lâm nghiệp và báo chí.

Chương trình tọa đàm

Bài phát biểu đề dẫn của Tọa đàm: Phục hồi rừng ở Việt Nam: Kinh nghiệm, cơ hội và thách thức
TS Trần Lâm Đồng  – Viện Nghiên cứu Lâm sinh – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia