Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Tuyên bố của Liên minh Cứu sông Mê Công về Thông báo xây dựng đập Pak Lay

Ngày 13 tháng 6, Chính phủ Lào đã chính thức thông báo cho Ủy ban Sông Mê Công (MRC) về dự định xây dựng đập Pak Lay trên dòng chính của sông Mê Công. Thông báo này là động thái khởi động Quy trình Tham vấn trước theo Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Đồng thuận (PNPCA) của Hiệp định Mê Công năm 1995. Pak Lay là con đập trên dòng chính thứ tư được đệ trình để thực hiện thủ tục này.

Liên minh Cứu sông Mê Công quan ngại sâu sắc về Thông báo của Chính phủ Lào với đập Pak Pak Lay và các kế hoạch khởi động Quy trình tham vấn của các dự án khác.

Đập Pak Lay tiềm ẩn rủi ro khi tích lũy tác động cùng các con đập khác hiện có trên dòng chính sông Mê Công và làm tiêu tan mọi hi vọng về trách nhiệm giải trình đối với cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các con đập hiện có ở hạ lưu sông Mê Công.

Trong khi đó, ở các quy trình tham vấn trước đó, các quan ngại sâu sắc và nổi bật về các đập chính Xayaburi, Don Sahong và Pak Beng – vẫn chưa được giải quyết. Bản thân Thủ tục tham vấn trước đã là đối tượng chính bị nghi ngờ về tính chính đáng của nó trong khi các kêu gọi cải cách Quy trình PNPCA vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn.

Hơn nữa, chính phủ các quốc gia ở hạ lưu sông Mê Công vẫn chưa cung cấp bất cứ bằng chứng rõ ràng nào về việc liệu các phát hiện và khuyến nghị của Nghiên cứu Hội đồng MRC – vốn là một đánh giá toàn lưu vực nhằm cung cấp cho quá trình ra quyết định với các dự án riêng rẽ – có được thực hiện không và thực hiện như thế nào.

Chúng tôi kêu gọi chính phủ các quốc gia hạ lưu sông Mê Công và MRC lùi lại việc khởi động Thủ tục tham vấn trước cho đập Pak Lay. Thay vào đó, chúng tôi đề nghị chính phủ các quốc gia hạ lưu sông Mê Công và MRC tập trung giải quyết đầy đủ và minh bạch các mối quan tâm và các vấn đề chưa được giải quyết liên quan đến tác động của các đập hiện có, đồng thời cải cách Thủ tục tham vấn trước và tiếp thu các khuyến nghị từ Nghiên cứu Hội đồng MRC (Coucil Study – CS).

Các quan ngại nổi bật về các dự án thủy điện hiện có: Xayaburi, Don Sahong và Pak Beng

Quá trình ra quyết định đối với các dự án đập Xayaburi và Don Sahong, đang được xây dựng trên dòng chính sông Mê Công ở Lào đã gây ra nhiều tranh cãi đáng chú ý trong khu vực Mê Công và quốc tế. Yêu cầu về công khai thông tin và những mối quan ngại về tác động dự án được nêu ra trong suốt quá trình thực hiện Thủ tục Tham vấn trước chưa từng được giải quyết một cách nghiêm túc, bao gồm các kêu gọi gia hạn thời gian tham vấn, yêu cầu về cung cấp thông tin nền toàn diện và nghiên cứu tác động xuyên biên giới của dự án. Cả hai dự án đều được triển khai xây dựng khi chưa nhận được sự đồng thuận và giải quyết được hết các quan ngại đặt ra ở cấp Ủy ban Hỗn hợp và Hội đồng của MRC.

Bản thiết kế cải thiện của đập Xayaburi, vốn được MRC ca tụng là kết quả của Quy trình Tham vấn trước, nay vẫn chưa được công bố rộng rãi mặc dù dự án đã sắp hoàn thành. Tương tự, thông tin liên quan đến đánh giá của Ban thư ký MRC về thiết mới của đập Xayaburi trong việc tuân thủ “Hướng dẫn Thiết kế Đập trên dòng chính sông Mê Kông” (PDG) vẫn chưa được công bố. Điều này đã đi ngược lại các kêu gọi rộng rãi và lặp đi lặp lại của các đối tác phát triển của MRC (1), các tổ chức xã hội dân sự (2) và các bên liên quan khác về việc công bố và đánh giá bản thiết kế này. Tương tự, kết quả nghiên cứu giám sát tác động nghề cá cho đập Don Sahong cũng chưa được công bố hoặc đánh giá độc lập.

Hai đập Xayaburi và Don Sahong dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2019. MRC đã đề xuất một sáng kiến giám sát chung các tác động của các dự án hiện có này. Tuy nhiên, chi tiết của kế hoạch này rất ít được công bố cho cộng đồng bị ảnh hưởng và công chúng. Với những tranh cãi và những câu hỏi chưa được giải đáp liên quan đến tác động của các đập hiện đang được xây dựng, thì không nên có đập mới nào được tiến hành Thủ tục tham vấn trước cho đến khi quá trình giám sát tác động được thực hiện đối với các dự án hiện tại, các kết quả phải được chia sẻ minh bạch với công chúng và sử dụng để thông tin cho các cuộc tranh luận về bất cứ kế hoạch xây dựng thêm đập nào khác trên dòng chính sông Mê Kông.

Về đập Pak Beng, đập chính thứ ba trải qua Thủ tục Tham vấn trước vào năm ngoái, thông tin được cung cấp trong cho quy trình PNPCA bị hạn chế do thiếu dữ liệu nền, trong khi đánh giá tác động môi trường (EIA) và các đánh giá liên quan tới dự án khác đều kém chất lượng. Chính phủ các quốc gia hạ lưu sông Mê Công thông báo rằng đang xây dựng một Kế hoạch hành động chung (JAP) để ghi nhận cách thức giải quyết các mối quan ngại và yêu cầu do các thành viên chính phủ đưa ra trong suốt Quy trình tham vấn trước. Tuy nhiên cho đến nay vẫn không có thông tin nào về tình trạng và các nội dung của JAP được công khai.

Cần cải cách Thủ tục tham vấn trước

Sau những tranh cãi xung quanh Quy trình Tham vấn trước đối với đập Xayaburi và Don Sahong, đồng thời để đáp ứng các kêu gọi cải cách, MRC đã thúc đẩy “cải tiến” Thủ tục tham vấn đối với đập Pak Beng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vần đề còn tồn tại trong suốt Quy trình Tham vấn trước đối với đập này. Như đã nói ở trên, việc các nghiên cứu kém chất lượng của dự án đã được sử dụng để cung cấp thông tin cho Quy trình PNPCA, đặt ra các câu hỏi về tính chính đáng về thông tin cần thiết cho quy trình tham vấn trước. Hơn nữa, MRC đã giới hạn một cách rõ ràng các chủ đề tham vấn để lựa chọn các phương án giảm thiểu khả thi thay vì đặt ra câu hỏi rộng hơn về tổng thể lợi ích và thiệt hại của các con đập và có nên tiến hành xây dựng các đập này khi có các tác động xuyên biên giới lên hệ thống sông hay không.

Chính vì vậy, tính chính đáng của các cuộc tham vấn đối với việc xây dựng đập Pak Beng tại Thái Lan đã trở thành đối tượng của các vụ kiện đang diễn ra tại Tòa án Hành chính Thái Lan. Kế hoạch hành động chung (JAP) cho đập Pak Beng, vốn được dự định để thể hiện cách thức giải quyết các mối quan tâm và yêu cầu từ các chính phủ thành viên vẫn chưa được công bố.

Với những gì đã diễn ra từ trước tới nay, nếu không có cải cách triệt để hơn, thì có rất ít dấu hiệu cho thấy thủ tục tham vấn với đập Pak Lay sẽ khác với quy trình trong quá khứ hoặc có thể đảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, đảm bảo sự tham gia có ý nghĩa của cộng đồng bị ảnh hưởng, các tổ chức xã hội dân sự và công chúng.

Thiếu rõ ràng về tình trạng tiếp nhận nghiên cứu Hội đồng (CS)

Đầu năm nay, MRC đã công bố “Nghiên cứu Hội đồng”, một nghiên cứu được sự đồng thuận của chính phủ các quốc gia hạ lưu sông Mê Công nhằm đáp ứng những quan ngại về quá trình ra quyết định đối với đập Xayaburi. Nghiên cứu được khởi xướng để cung cấp đánh giá tổng thể về lưu vực, tác động của các đập đã lên kế hoạch để bổ sung cho quá trình ra quyết định cho từng dự án tiến hành PNPCA nhằm đảm bảo đưa ra các quyết định sáng suốt hơn và tiếp cận quy trình xây dựng các đập một cách toàn diện.

Nghiên cứu được thực hiện trong 7 năm trị giá 4,7 triệu USD này cho thấy hàng loạt đập được lên kế hoạch trên dòng chính và các dòng nhánh sông Mê Công đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe sinh thái, sức sống kinh tế và an ninh lương thực của khu vực. Bất chấp mức độ nghiêm trọng của các phát hiện và kinh phí đầu tư lớn cho nghiên cứu này, chính phủ các quốc gia hạ lưu sông Mê Công vẫn chưa chính thức xác nhận kết quả nghiên cứu của Hội đồng, hoặc lý giải nghiên cứu sẽ được áp dụng như thế nào vào Quy trình tham vấn trước và quá trình ra quyết định chung về các đập trên sông Mê Công. Nghiên cứu này khuyến cáo xem xét thay thế năng lượng tái tạo cho việc xây dựng các đập gây nhiều hệ lụy; tuy nhiên vẫn chưa có dấu hiệu nào thể hiện rằng giải pháp này và các khuyến nghị khác sẽ được chính phủ các quốc gia hạ lưu Mê Công thực hiện hoặc sử dụng làm thông tin cho quá trình ra quyết định.

Rà soát và phát triển các sáng kiến ​​chính

MRC hiện đang trong quá trình rà soát và cập nhật “Hướng dẫn thiết kế sơ bộ cho các đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mê Công” (4) và “Chiến lược phát triển thủy điện bền vững (SHDS)” (5) . Trong thông báo về đập Pak Lay, lịch trình đề xuất khởi công dự án là năm 2022. Với thời hạn này, chẳng có lý do gì để khởi động Quy trình Tham vấn trước vào thời điểm này. Quy trình tham vấn trước không nên vội vã tiến hành trước khi hoàn thành bản PDG và SHDS cập nhật cho lưu vực để sử dụng trong quá trình thông báo cho Thủ tục Tham vấn trước và ra quyết định về việc xây dựng các đập trên dòng chính.

Kết luận và khuyến nghị

Với rất nhiều vấn đề nổi cộm và các vấn đề chưa được giải quyết, đập Pak Lay có nguy cơ tích lũy tác động cùng với các đập hiện có trên sông Mê Công và làm tiêu tan mọi hy vọng về sự minh bạch và trách nhiệm giải trình hoặc cơ hội cho sự tham gia có ý nghĩa của xã hội dân sự trong việc quyết định tương lai của dòng Mê Công. Chúng tôi đề nghị chính phủ các quốc gia Mê Công và MRC lùi lại việc khởi động Quy trình Tham vấn trước và giải quyết một cách triệt để các quan ngại và các vấn đề hiện vẫn bỏ ngỏ về các dự án đập trên dòng chính sông Mê Công, cải cách Quy trình Tham vẫn trước và tiếp thu các sáng kiến ​​chính của MRC. Cụ thể, chúng tôi kêu gọi các chính phủ lưu vực sông Mê Công và MRC ưu tiên giải quyết những điều sau đây:

  • Công bố công khai toàn bộ thiết kế đập Xayaburi và đánh giá của MRC về việc tuân thủ PDG của dự án.
  • Đảm bảo các nghiên cứu giám sát tác động thủy sản đối với đập Don Sahong được công khai với công chúng và được đánh giá một cách độc lập.
  • Làm rõ phạm vi của các sáng kiến ​​giám sát chung và đảm bảo không có đập mới nào được tiến hành Tham vấn trước khi hoàn thành kết quả giám sát chung và chia sẻ kết quả này với công chúng.
  • Công bố Kế hoạch hành động chung cho đập Pak Beng.
  • Chia sẻ các bài học kinh nghiệm thực hiện Thủ tục Tham vấn từ trước tới nay và đánh giá về cách thức chúng được áp dụng trong quá trình cải cách Thủ tục này.
  • Làm rõ cam kết của chính phủ các quốc gia hạ lưu sông Mê Công đối với các phát hiện và khuyến cáo của Nghiên cứu Hội đồng MRC.
  • Đảm bảo việc đánh giá PDG và phát triển, cập nhật SHDS được hoàn thành trước khi bắt đầu bất kỳ một Quy trình Tham vấn trước nào.

Ngày 19 tháng 7 năm 2018, Liên minh Cứu sông Mê Công

Gửi tới: Hội đồng và Ban thư ký Ủy hội Sông Mê Công

Ông Lim Kean Hor
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên nước và Khí tượng Campuchia
Chủ tịch Ủy ban Sông Mê Công Campuchia
Thành viên Hội đồng MRC Campuchia
Email: mowram@cambodia.gov.kh

Ông Surasak Karnjanarat
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan
Chủ tịch Ủy ban Sông Mê Công Thái Lan
Thành viên Hội đồng MRC Thái Lan 
Email: tnmc@dwr.mail.go.th

Ông Sommad Pholsena
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào
Chủ tịch Ủy ban Sông Mê Công Lào
Thành viên Hôị đồng MRC Lào
Chủ tịch Hội đồng MRC năm 2016
Email: lnmc@lnmc.gov.la

Ông Trần Hồng Hà
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam
Chủ tịch Ủy ban Sông Mê Công Việt Nam
Thành viên Hội đồng MRC Việt Nam
Email: vnmc@hn.vnn.vn

Ông Phạm Tuấn Phan
Giám đốc điều hành Ban thư ký Ủy hội sông Mê Công (MRC) trụ sở tại Viantiane (OSV)
Email: mrcs@mrcmekong.org

Đồng kính gửi: Các đối tác phát triển của Ủy hội Sông Mê Công

Ông Dominique Vigie
Bộ Ngoại giao và Thương mại (DFAT) Đại sứ quán Úc tại Lào
Email: austemb.laos@dfat.gov.au

Mr. John Dore
Bộ Ngoại giao và Thương mại (DFAT) – Đại sứ quán Úc tại Thái Lan
Email: John.Dore@dfat.gov.au

Tiến sĩ Bertrand Meinier
Tổ chức GIZ
Đại sứ quán Đức tại Vientiane, Lào 
Email: bertrand.meinier@giz.de

Ông Christian Olk
Trưởng Đại sứ quán Đức tại Vientiane, Lào  
Email: wz-1@vien.auswaertiges-amt.de  

Ông Matthieu Brommier
Cơ quan phát triển Pháp (AFD)
Đại sứ quán Pháp tại Vientiane, Lào
Email: bommierm@afd.fr

Đồng kính gửi: Các thành viên của Ủy ban Hỗn hợp và Ban thư ký Ủy hội sông Mê Công

Ông Te Navuth
Tổng thư ký Ban Thư ký Quốc gia Campuchia
Ủy ban Hỗn hợp MRC Campuchia
Email: cnmcs@cnmc.gov.kh 

Ông Worasart Apaipong
Vụ trưởng Vụ Tài nguyên nước
Tổng thư ký Ban Thư ký Ủy ban sông Mê Công Quốc gia Thái Lan
Thành viên Ủy ban Hỗn hợp MRC Thái Lan
Email: tnmc@dwr.mail.go.th 

Ông Chanthanet Boualapha
Tổng thư ký Ban Thư ký Ủy ban Sông Mê Công Lào
Ủy viên Ủy ban hỗn hợp MRC Lào
Email:  lnmcs@monre.gov.la 

Ông Lê Đức Trung
Tổng thư ký Ban thư ký Ủy ban Sông Mê Công Việt Nam
Thành viên Ủy ban Hỗn hợp MRC Việt Nam
Email: vnmc@monre.gov.vn, ubsmcvn@hn.vnn.vn

Bà Lê Thị Hương Liên
Ủy ban truyền thông sông Mê Công
Văn phòng Ban thư ký Ủy ban Sông Mê Công tại Vientiane (OSV)
Email: huonglien@mrcmekong.org, mrcmedia@mrcmekong.org 

Bà Dương Hải Nhu 
Chuyên về sự tham gia của các bên liên quan
Văn phòng Ban thư ký Ủy ban Sông Mê Công tại Vientiane (OSV)
Email: nhu@mrcmekong.org


1          Tuyên bố của Đối tác phát triển của MRC:  www.mrcsummit.org/assets/previous-summits/3rdsummit/2c4a8fed54/Statement-from-DPs-at-Summit.pdf;            www.mrcmekong.org/assets/Uploads/Joint-DevelopmentPartner-Statement.pdf;            www.mrcmekong.org/assets/Uploads/Joint-DP-statements-IDM-2017-final-29062017.pdf

2          Tuyên bố và kiến nghị của Liên minh Cứu sông Mê Công: www.mrcmekong.org/assets/Other-Documents/stakeholdersubmissions/StatementfromSavetheMekongCoalitionforMRCCouncil.pdf;            https://savethemekong.net/wpcontent/uploads/2016/09/300816_STM-Statement-for-Informal-Donors-Meeting.pdf.pdf.            

3          www.bangkokpost.com/news/asean/1346354/pak-beng-dam-meets-stiffer-new-resistance.                       

4          www.mrcmekong.org/about-mrc/completion-of-strategic-cycle-2011-2015/initiative-on-sustainable-hydropower/ishsubsite-on-pdg/                  

5          www.mrcmekong.org/assets/Uploads/SHDS2019-CN-FINAL-DRAFT.pdf                  

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia