Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Doanh nghiệp khai khoáng tăng nhưng thu ngân sách giảm

Theo Bộ TN-MT, dù số doanh nghiệp được cấp phép khai khoáng tăng nhanh nhưng số vi phạm cũng tăng và thu ngân sách lại sụt giảm.

Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cho biết, tính đến hết tháng 12/2017, cả nước có 2.889 tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản theo 4.214 giấy phép do các cơ quan Trung ương và UBND các tỉnh thành cấp phép.

Trong đó, Bộ TN-MT cấp phép theo thẩm quyền là 560 giấy (60 giấy phép thăm dò và 510 giấy phép khai thác khoáng sản). 3.644 giấy phép còn lại do các UBND tỉnh thành trong cả nước cấp.

Thông tin từ Tổng cục Thuế cũng cho biết, tính đến hết tháng 1/2017, tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nộp ngân sách Nhà nước là 4.287 tỷ đồng.

Trong đó thu từ giấy phép thuộc thẩm quyền Bộ TN-MT là 2.780 tỷ đồng, theo thẩm quyền của UBND các tỉnh là 1.570 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2018, khoản thu này vào khoảng 3.130 tỷ đồng.

Nguồn thu ngân sách từ khai khoáng giảm (Ảnh minh họa)

“Đến cuối năm 2017, cả nước có 579 tổ chức cá nhân tạm dừng triển khai dự án với lý do khó khăn về tài chính, giá bán khoáng sản trên thị trường liên tục giảm, không tiêu thụ được sản phẩm hoặc khó khăn khi bồi thường, giải phóng mặt bằng…”, báo Dân trí dẫn thông tin từ Bộ TN-MT cho hay.

Đáng chú ý, tính đến hết năm 2017, khoảng 404 giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản do UBND các tỉnh cấp có hiệu lực. Trong đó cấp mới năm 2017 là 335 giấy phép. Những địa phương đứng đầu về số lượng giấy phép khai thác khoáng sản gồm Thanh Hóa với 28 giấy phép; Tây Ninh với 18 giấy phép, Quảng Ngãi 24 giấy phép, Phú Yên 36 giấy phép, Kon Tum 19 giấy phép.

Về đóng góp cho ngân sách Nhà nước, số liệu thống kê cũng cho thấy, năm 2017, tổng thu ngân sách từ thuế tài nguyên của các địa phương đạt 8.723 tỷ đồng, giảm khoảng 2.600 tỷ đồng so với năm 2016.

Nếu tính thêm tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản mà doanh nghiệp đã nộp trong năm 2017 thì tổng thu ngân sách từ khoáng sản tại các địa phương này vào khoảng 12.870 tỷ đồng.

Một số địa phương tiếp tục duy trì nguồn thu từ khoáng sản gồm Quảng Ninh khoảng 5.091 tỷ đồng; Lào Cai 1.101 tỷ đồng, Thái Nguyên 1.152 tỷ đồng, Đồng Nai 319 tỷ đồng, Bình Dương 392 tỷ đồng, Hà Nam 416,5 tỷ đồng, Nghệ An 355,4 tỷ đồng.

Cách đây 2 năm, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã cảnh báo, với quy mô khai thác như hiện nay, nhiều loại khoáng sản của Việt Nam sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.

Cụ thể, số năm khai thác còn lại của dầu khí là 56 năm, barit là 21 năm, thiếc là 19 năm, chì – kẽm là 17 năm và vàng là 21 năm.

Việt Nam bắt đầu thu thuế tài nguyên từ năm 1991 theo Pháp lệnh Thuế tài nguyên 1990. Để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn, Pháp lệnh Thuế tài nguyên đã được sửa đổi 2 lần vào năm 1998 và 2008. Đặc biệt, năm 2009, Quốc hội đã ban hành Luật Thuế tài nguyên 2009 thay thế cho Pháp lệnh Thuế tài nguyên.

Tuy nhiên, chính sách thuế tài nguyên được nhiều chuyên gia đánh giá là còn nhiều bất cập, tạo kẽ hở để doanh nghiệp tránh thuế và trốn thuế.

Nguồn: Đất Việt

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia