Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Sử dụng hóa chất diệt cỏ: Cảnh báo từ Sơn Trà

Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (Đà Nẵng) từng đứng trước mối đe dọa suy giảm sự đa dạng sinh học, đến từ sự can thiệp, tác động của con người. Ngày 19/8, ông Trần Viết Phương- Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng xác nhận với phóng viên báo Đại Đoàn Kết: Đang có 1 đề tài thực nghiệm sử dụng hóa chất diệt cỏ trên diện tích hàng chục ha tại khu bảo tồn thiên nhiên này.

Voọc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà đang đứng trước nguy cơ khi hóa chất diệt cỏ có chất Glyphosate.

Tiêm Glyphosate vào thức ăn của voọc chá vá chân nâu

Trong khi Viện Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) xếp hoạt chất Glyphosate vào nhóm 2A (nhóm có khả năng gây ung thư cao cho con người) và mới đây Tòa án TP San Fransico (bang Califonia – Hà Kỳ) tuyên hoạt chất này trong thuốc trừ cỏ là tác nhân gây ung thư cho con người thì Glyphosate lại đang được sử dụng ở KBTTN Sơn Trà của TP Đà Nẵng nhằm diệt dây bìm leo – một trong những nguồn thức ăn chủ yếu của loài Vọoc chà vá chân nâu đặc biệt quý hiếm.

Trước những quan ngại của dư luận về thuốc trừ cỏ có chứa Glyphosate, ngày 19/8, phóng viên  báo Đại Đoàn Kết liên hệ với ông Trần Viết Phương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng. Ông Phương cho biết, việc diệt dây bìm leo bằng hóa chất vẫn do một đơn vị trúng thầu triển khai ở KBTTN Sơn Trà, chưa được các bên liên quan nghiệm thu. Đây là đề tài được TP Đà Nẵng đặt hàng với Bộ Khoa học và Công nghệ, đơn vị trúng thầu thực nghiệm là Viện Môi trường nông nghiệp (thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam). Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn (thuộc Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng) được giao giám sát thực hiện đề tài này trên diện tích rừng có bìm leo ở Sơn Trà.

Năm 2017, khi đề tài xử lý dây bìm leo bằng hóa chất được thực nghiệm đại trà trên các diện tích rừng là sinh cảnh sống của các bầy đàn Vọoc chá vá chân nâu; ông Nguyễn Huy Mạnh – Phó trưởng Bộ môn An toàn và Đa dạng sinh học Viện Môi trường nông nghiệp (đơn vị trúng thầu) xác nhận, đề tài này bắt đầu thực nghiệm ở Sơn Trà từ năm 2016. Hóa chất  tiêm vào thân dây bìm làm cây chết rất nhanh là 2 loại thuốc trừ cỏ sử dụng phổ biến ở Việt Nam gồm Glyphosate và Metsulfuronmethyl. Cách tiêm là dùng đục thợ mộc khoét lỗ trên dây bìm, bơm Glyphosate và Metsulfuronmethyl vào rồi dùng băng keo bịt kín  không cho thẩm lậu ra bên ngoài. Phương pháp này được ông Mạnh cho rằng không tác động đến các loài thực vật khác. Năm 2016, đề tài thử nghiệm trên diện tích vài ngàn m2 sau đó nâng lên 10 ha.

Không cần biết voọc chà vá có ảnh hưởng không

Trả lời câu hỏi liên quan đến số phận voọc chà vá chân nâu trước mối nguy hại từ hóa chất diệt cỏ trên thức ăn của chúng, ông Nguyễn Huy Mạnh thừa nhận: “Chúng tôi không nghiên cứu về động vật nên không biết voọc chà vá chân nâu ăn lá cây gì. Đề tài (tiêm hóa chất diệt dây bìm ở Sơn Trà) không có đánh giá tác động đến động vật là Voọc chà vá chân nâu!”. Ý kiến của trưởng nhóm trực tiếp thực nghiệm đề tài bơm hóa chất diệt dây bìm leo ở Sơn Trà buộc ông Trần Viết Phương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng phải lên tiếng. Ông Phương yêu cầu nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài diệt dây bìm bằng hóa chất của Viện Môi trường nông nghiệp phải có báo cáo ngay với UBND TP Đà Nẵng cụ thể và đầy đủ về đề tài này, đặc biệt là hóa chất sử dụng tác động như thế nào đối với loài voọc ở đây.

Vọoc chà vá chân nâu ăn lá bìm leo ở Sơn Trà.

Tuy nhiên, cho đến nay cơ quan có trách nhiệm của TP Đà Nẵng chưa nhận được báo cáo từ nhóm nghiên cứu về tác động của hoạt chất Glyphosate và Metsulfuronmethyl đối với loài Vọoc chà vá chân nâu đặc biệt quý hiếm, được sách đỏ Việt Nam và thế giới xếp vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Nên dừng lại!

Ngày 19/8, trao đổi với phóng viên báo Đại Đoàn Kết, ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), dẫn kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học (từ Đại học Đông Á, Đại học Công nghệ miền Đông, Đại học Duy Tân, Đại học Nông Lâm Huế), cho thấy ở Sơn Trà đang có 10 loài dây bìm leo.

Trong đó có 2 loài Merremia boisiana và Merremia eberhardtii được coi là loài xâm lấn, gây hại. 2 loài này sinh trưởng nhanh và có nguy cơ tác động tiêu cực lên đa dạng sinh học của Sơn Trà. Nhiều khu bảo tồn, VQG  ở miền Trung như Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã, Hải Vân đang phải đối mặt với vấn nạn bìm bìm. Loài Merremia boisiana có xuất xứ từ Hải Nam (Trung Quốc) và đã xâm nhập vào nhiều vùng ở Việt Nam. Loài này có khả năng thích nghi tốt với môi trường, sinh trưởng nhanh, có khả năng leo vượt và phủ tán các loài khác, chiếm sáng, làm các cây phía dưới tán của nó bị chết. Do vậy, loài này được các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu khá nhiều, đặc biệt là khía cạnh kiểm soát quần thể. Nguyên nhân dẫn đến sự phát tán mạnh loài này là do hệ sinh thái bị suy thoái, đa dạng sinh học suy giảm dẫn đến các chức năng kiểm soát bị phá vỡ.

Theo các nhà khoa học Trung Quốc, cho đến nay chưa có biện pháp hữu hiệu nào để kiểm soát loài Merremia boisiana mặc dù đã có nhiều thử nghiệm khác nhau, kể cả sử dụng hóa chất trừ cỏ. Vì vậy, trước mắt nên ưu tiên các biện pháp kiểm soát tổng hợp, ưu tiên các giải pháp ít tác động lên môi trường, các loài động vật và con người. Bên cạnh đó, cần phục hồi các khu vực rừng đã bị tác động để gia tăng sức chống chịu, kiểm soát của hệ sinh thái.

Với biện pháp sử dụng hóa chất trừ cỏ như đang áp dụng ở Sơn Trà, thiết nghĩ nên dừng lại. Các nhà khoa học nên nghiên cứu, thực hành ở quy mô thử nghiệm, đánh giá tác động đầy đủ trước khi vội vàng áp dụng trên quy mô lớn như đã làm ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng và KBTTN Sơn Trà – ông Trịnh Lê Nguyên nhấn mạnh.

Liên quan đến thông tin đáng lo ngại về hóa chất Glyfosate được sử dụng ở Sơn Trà, ngày 19/8, chúng tôi tiếp tục nhận được ý kiến cảnh của chuyên gia linh trưởng Vũ Ngọc Thành (Đại học Quốc gia Hà Nội): Tốt nhất là nên dừng việc thực nghiệm vì không có gì đảm bảo cho tương lai của loài voọc chà vá chân nâu (trên thực tế chỉ dao động trên dưới 300 cá thể) ở Sơn Trà khi chúng ăn phải thân và lá bìm leo có tồn dư chất diệt cỏ. 

Tiến sỹ Hà Thăng Long, Trưởng Đại diện Hội động vật học Frankfurt tại Việt Nam Chủ tịch sáng lập Tổ chức bảo tồn đa dạng sinh học nước Việt xanh (GreenViêt) cho rằng cần xem lại hiệu quả của đề tài diệt dây bìm bằng hóa chất trừ có ở Sơn Trà. Năm 2016, đề tại này thí điểm tại các vị trí dọc con đường xuống Suối đá. Cả vạt bìm khô quắt ngay sau khi bơm thuốc nhưng chỉ thời gian sau chúng lại lên xanh trở lại trong khi không chỉ có Vọoc, mà cả loài khỉ cũng rất thích ăn dây và lá bìm.

Nguồn; Đại Đoàn Kết

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia