Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Thủy điện dòng chính sông Mê Công được đề cập tại Diễn đàn Nhân dân ASEAN 2018

Nhiều năm qua, vấn đề phát triển trên dòng chính sông Mê Công và các tác động của nó đối với khu vực luôn là một trong những chủ đề chính mà PanNature quan tâm. Vấn đề này tiếp tục được PanNature và các đối tác trong khu vực đề cập tại Diễn đàn Nhân dân ASEAN 2018 (APF/ACSC 2018) được tổ chức tại Singapore từ ngày 1-4/11/2018.  

Đồng tổ chức bởi PanNature, Tổ chức Hành động nghề cá (FACT, Campuchia) và Dự án SEVANA Đông Nam Á (Thái Lan), Hội thảo “Đập thủy điện: Vai trò và trách nhiệm của chính phủ, nhà đầu tư và các thể chế trong khu vực ASEAN” đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc nhận thức được tầm quan trọng của an ninh con người và sinh kế của các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi phát triển đập. Vụ việc vỡ đập Xe Pian – Xe Nam Noy ở Lào gần đây là một hồi chuông cảnh báo về sự cần thiết phải có trách nhiệm và minh bạch hơn nữa từ chính phủ và các nhà đầu tư về đảm bảo an toàn cho con người và đánh giá lại tác động của các đập lớn.Hội thảo thứ hai, do PanNature và Chiến dịch “Sông của chúng ta cuộc sống của chúng ta” (OROL) đồng tổ chức, “ASEAN và các thách thức phi truyền thống trong một trật tự thế giới mới và môi trường biến động” đã thảo luận về các vấn đề, thách thức và các khuyến nghị cho ASEAN về sự cần thiết phải giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống do phát triển thiếu bền vững trên các dòng sông ASEAN, đặc biệt là sông Mê Công và sông Salween gây ra.

Từ hai hội thảo này, PanNature và các đối tác khu vực đã thống nhất gửi đến các nhà lãnh đạo ASEAN các khuyến nghị, bao gồm: 1/ Thiết lập các cơ chế ở cấp khu vực nhằm hỗ trợ cộng đồng địa phương bảo vệ quyền lợi của họ đối với nguồn tài nguyên. 2/ Thiết lập một quy trình khu vực để đánh giá lại tất cả các đập thủy điện lớn, đồng thời xem xét các tác động xuyên biên giới của các đập thủy điện; 3/Các chính phủ ASEAN cần tăng cường chia sẻ thông tin và hợp tác với các tổ chức xã hội để giải quyết các vấn đề môi trường; xem xét, thông qua và thực hiện các khuyến nghị từ các cơ chế hợp tác khu vực gần đây như Nghiên cứu Hội đồng của MRC, Tuyên bố chương trình nghị sự ASEAN về bền vững môi trường và biến đổi khí hậu sau năm 2015 và Cơ chế hợp tác ASEAN về môi trường…; và 4/ASEAN cần thúc đẩy các quốc gia thành viên hoàn thành hệ thống luật pháp quốc gia về bảo vệ môi trường, quyền con người, hòa bình và an ninh, phù hợp với bối cảnh của quốc gia và đáp ứng mong đợi, mục tiêu của cộng đồng quốc tế thông qua thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững 12, 13, 15 và Hiệp định Paris; giải quyết vấn đề thủy điện dòng chính trên sông Mê Công, Salween và các dòng sông ASEAN cũng như các vấn đề môi trường khác.

Một số kiến nghị từ hai Hội thảo này đã được đề cập trong Bản Tuyên bố của Diễn đàn. 

Diễn đàn các tổ chức xã hội và nhân dân ASEAN (ACSC/APF, là nơi gắn kết các tổ chức xã hội dân sự (CSO) ở Đông Nam Á, có nhiệm vụ đại diện và tăng cường tiếng nói của người dân ASEAN đặc biệt là từ các nhóm yếu thế nhằm thúc đẩy các quốc gia thành viên và các cơ chế ASEAN phát triển dựa trên sự tôn trọng, sự liêm chính, phát triển chung và tăng cường tinh thần đoàn kết của nhân dân. Diễn đàn tập trung vào cam kết của ASEAN đối với người dân, áp dụng các nguyên tắc về quyền con người, dân chủ, bình đẳng và phát triển. Chủ đề hội nghị năm nay là “Tăng cường tình đoàn kết của nhân dân chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử”.

Sự tham gia của ACSC/APF trong tiến trình ASEAN tập trung vào các vấn đề và mối quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân bao gồm người lao động, nông dân, người nghèo đô thị, ngư dân, phụ nữ, trẻ em, cộng đồng LGBT, người dân tộc thiểu số, người già, người khuyết tật , người làm công, chuyên gia, người di cư và sinh viên.

ACSC/APF 2018 được tổ chức bởi các tổ chức xã hội dân sự Singapore, bao gồm Think Center, Nhóm Hoạt động về người lao động di trú ở ASEAN, ASETUC/UNI Apro, Function 8 và Project X. Năm 2019, ACSC/APF sẽ được tổ chức ở Thái Lan. Việt Nam sẽ là  quốc gia chủ trì Diễn đàn ACSC/APF 2020.

 

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia