Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an sinh xã hội

Phát triển cao su tại Lào và Campuchia, các công ty thành viên VRG luôn thực hiện tốt công tác an sinh xã hội và hướng đến phát triển bền vững.

Chủ tịch HĐQT VRG Trần Ngọc Thuận tặng quà cho các em học sinh Campuchia

Quá trình giao đất được thực hiện nghiêm ngặt

Hiện nay, các công ty thành viên của VRG tại Lào và Campuchia đã đưa vào khai thác một phần diện tích trồng cao su và tuyển dụng khoảng 11.107 người dân địa phương. Thu nhập của NLĐ trong khu vực dự án cao hơn yêu cầu tối thiểu 170 USD/tháng tại Campuchia. Trong thời gian tới, khi diện tích khai thác cao su tăng, các công ty sẽ tuyển thêm lao động địa phương.

Các dự án trồng cao su của các công ty thành viên của VRG tại Campuchia nằm trong các khu vực đã được Chính phủ Campuchia phê duyệt để chuyển đổi phát triển cây công nghiệp.

Quá trình giao đất tại Campuchia rất nghiêm ngặt thông qua hàng loạt các cuộc điều tra, đánh giá của các Bộ, Hội đồng cấp phép nhà nước và chính quyền địa phương có liên quan. Thông qua đánh giá này, các khu vực của vườn quốc gia, rừng bảo tồn, rừng rậm, rừng thiêng, đất canh tác của người dân địa phương không được đưa vào khu vực nhượng quyền để trồng cao su. Ngoài ra, trong quá trình trồng mới, đối với các khu vực được giao, các công ty thành viên thực hiện đền bù thỏa đáng cho các loại cây trồng của người dân địa phương theo thỏa thuận, không lấn chiếm đất của những người dân bên ngoài khu vực dự án.

Trường tiểu học hữu nghị Tân Biên – Kampong Thom do Công ty CPCS Tân Biên – Kampong Thom đầu tư

Quan tâm hoạt động bảo vệ môi trường

Hiện nay, các công ty thành viên của VRG ở Campuchia đã thực hiện báo cáo Đánh giá tác động môi trường (EIA) để đáp ứng yêu cầu của luật pháp Campuchia, một số dự án đang chờ Bộ Môi trường Campuchia phê duyệt.

Mục tiêu của Đánh giá tác động môi trường là đánh giá tác động của các dự án đến điều kiện tự nhiên, con người và xã hội trong phạm vi hoạt động của dự án. Đồng thời, phát triển kinh tế phải đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững. Các vấn đề trọng tâm trong Đánh giá tác động môi trường là các yếu tố tự nhiên, con người và xã hội, bao gồm:

Về nguồn nước: Sự phát triển của dự án phải đảm bảo không làm thay đổi thảm thực vật trên các con sông và dòng suối lớn để đảm bảo dòng chảy của nước không cạn kiệt. Các hoạt động kinh tế của con người phải đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước.

Về đất: Trồng cây cao su kịp thời che phủ diện tích trống, trồng cây thảm phủ bằng cây họ đậu để ngăn xói mòn và cải tạo dinh dưỡng của đất, bón phân thích hợp làm tăng độ phì cho đất.

Thảm thực vật và động vật: Cân bằng môi trường sinh thái, bảo vệ các loài thực vật, động vật được bảo tồn trong vùng dự án, thực hiện các biện pháp làm phong phú các loài động thực vật quý hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

Con người: Phát triển dự án phải đảm bảo rằng người dân trong vùng dự án và khu vực lân cận được hưởng lợi từ các dự án, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống con người về mọi mặt: văn hóa, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe.

Phúc lợi xã hội: Phát triển kinh tế phải gắn với phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ đời sống của tập thể như đường sá, trường học, trạm y tế, nhà ở công nhân, đền, chùa…

Đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân tại Công ty CPCS Bà Rịa – Kampong Thom

Tăng cường hợp tác với các tổ chức phi chính phủ

Bên cạnh đó, VRG đã tích cực hợp tác với một số tổ chức phi chính phủ (NGO) như hợp tác với PanNature Việt Nam, Oxfam Việt Nam và UN-REDD+ Việt Nam để khảo sát một số công ty thành viên tại Lào, Campuchia nhằm tiến đến xây dựng và áp dụng “Hướng dẫn tự nguyện giảm thiểu rủi ro trong đầu tư nông nghiệp ra nước ngoài”. VRG cũng đang nỗ lực hợp tác với các tổ chức phi chính phủ khác để tham khảo ý kiến về việc cấp lại chứng chỉ FSC.

Ngoài ra, Tập đoàn còn hợp tác với Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), WWF Việt Nam khảo sát một số công ty thành viên, tham vấn các tổ chức liên quan cũng như các doanh nghiệp cao su xây dựng Sổ tay “Hướng dẫn quản lý rừng cao su bền vững theo tiêu chuẩn chứng chỉ rừng quốc tế”. Sổ tay được áp dụng cho tất cả các công ty thành viên nhằm thực hiện phát triển kinh tế – xã hội và môi trường. VRG và VRA cũng đang hợp tác với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES) và Tổ chức Forest Trends nghiên cứu chuỗi cung ứng của ngành cao su Việt Nam nhằm đề xuất các chính sách liên quan và phù hợp cho phát triển cao su bền vững.

Hiện VRG đã công bố cam kết phát triển bền vững ngành cao su trên trang web chính thức của Tập đoàn với các tiêu chí: Phát triển bền vững gắn với các hoạt động có trách nhiệm đối với xã hội và môi trường, hợp tác toàn diện, đầu tư vào các công trình xã hội để hỗ trợ người dân và tăng cường tính minh bạch của hoạt động thông tin. Ngoài ra, VRG và VRA đang khuyến khích các thành viên đăng ký tham gia dự án Sáng kiến Cao su thiên nhiên bền vững do IRSG khởi xướng (mà nhiều công ty lốp và nhà cung cấp cao su nước ngoài đã tham gia).

Đặc biệt, Tập đoàn khẳng định không đầu tư trồng thêm diện tích cao su ở Campuchia và Lào kể từ năm 2015 và không có kế hoạch mở rộng diện tích trồng cao su tại Lào và Campuchia trong tương lai.

Nguồn: Tạp chí Cao su

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia