Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Nguy cơ còn nhiều vụ như Rạng Đông

Việc chậm trễ di dời các nhà máy sản xuất công nghiệp ra khỏi khu dân cư ở Hà Nội, có thể dẫn đến hậu quả là sẽ có thêm những sự cố giống như Rạng Đông vừa qua.

Doanh nghiệp “chây ì” di dời

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội tính đến thời điểm tháng 6/2017, trong các quận nội thành thành phố còn trên 200 cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch buộc phải di dời ra khỏi khu vực nội đô. Thế nhưng, sau 2 năm, tại Hội nghị giao ban trực tuyến tháng 9/2019, số liệu báo cáo Hà Nội đưa ra mới chỉ giảm được 4 cơ sở.

Trước đó, đầu năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về biện pháp lộ trình di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan đơn vị trong nội thành Hà Nội. Thực hiện chủ trương trên, năm 2016, báo cáo về tác động của Luật Thủ đô, TP Hà Nội đã xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành. Trong đó, quận Đống Đa 15 cơ sở; quận Ba Đình 2 cơ sở; quận Cầu Giấy 2 cơ sở; quận Hai Bà Trưng 18 cơ sở; quận Hoàn Kiếm 6 cơ sở; quận Hà Đông 28 cơ sở; quận Bắc Từ Liêm 6 cơ sở; quận Thanh Xuân 9 cơ sở; quận Nam Từ Liêm 2 cơ sở; quận Hoàng Mai 11 cơ sở và quận Long Biên 17 cơ sở.

Trên Cổng giao tiếp điện tử của UBND TP Hà Nội có đăng tải câu hỏi và câu trả lời liên quan đến vấn đề di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm vào tháng 12/2016. Theo UBND TP Hà Nội, trong quá trình thực hiện di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu vực đô thị và khu dân cư trên địa thành phố; tiến độ xử lý, di dời chậm do các nguyên nhân do tâm lý doanh nghiệp không muốn di chuyển ra xa nội thành, muốn dựa vào lợi thế vị trí đất để sản xuất kinh doanh, thuận tiện đi lại và sinh hoạt;  Năng lực tài chính của hầu hết các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc đầu tư thay đổi công nghệ sạch, đầu tư công nghệ xử lý nước thải, chất thải và đầu tư tại nơi di chuyển đến. Cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp di dời còn một số bất cập, chưa phù hợp với thực tế….

Theo chủ trương của Chính phủ về di dời các nhà máy gây ô nhiễm ra khỏi nội thành Hà Nội, nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông sẽ phải di dời về khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) để nhường đất cho mục đích sử dụng khác hiệu quả hơn. Nhưng đến nay, doanh nghiệp vẫn “án binh bất động”.

Theo ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), nếu vẫn không có biện pháp gì mạnh tay để di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu dân cư thì nguy cơ xảy ra những vụ việc giống như Rạng Đông là rất cao. Không ai dám chắc sẽ không có các sự cố tương tự Rạng Đông, khi các nhà máy sản xuất công nghiệp đặt ngay sát, hoặc trong chính các khu dân cư.

Dân được “hít khói thuốc” miễn phí!!

Ông Trịnh Lê Nguyên chia sẻ, nằm ngay gần Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông là Công ty Thuốc lá Thăng Long vẫn ngày đêm “xả khói” để người dân được “hít khói thuốc” miễn phí. Được biết, năm 2017, UBND quận Thanh Xuân cũng đã có văn bản số 1399/UBND-TN&MT gửi Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về việc tổng hợp các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm và không phù hợp với quy hoạch chung cần phải di dời ra ngoài khu vực nội đô TP Hà Nội. Trong đó nêu rõ, Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long (Công ty Thuốc lá Thăng Long), địa chỉ 235 Nguyễn Trãi, Thượng Đình là đối tượng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mặc dù các bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều quyết định liên quan tới việc di dời của Công ty Thuốc lá Thăng Long nhưng không hiểu lý do vì sao đơn vị này vẫn chưa chịu di dời. 

Theo kế hoạch, Công ty Thuốc lá Thăng Long sẽ di dời sản xuất đến KCN Thạch Thất – Quốc Oai (Hà Nội). Việc di dời sẽ hoàn thành trong năm 2018, nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện.

Ngoài ra, trong số trên 200 cơ sở gây ô nhiễm cần thiết phải di dời có thể kể thêm như Công ty TNHH bánh kẹo Nam Hương, Công ty CP in và thương mại Thống Nhất…

Một vấn đề đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất di dời cần phải được tính đến là sử dụng phần đất sau di dời thế nào, ông Trịnh Lê Nguyên chia sẻ, nhiều người đang lo lắng là những khu này sẽ lại thành các khu chung cư, đô thị cao tầng đông đúc làm gia tăng nguy cơ bùng nổ dân số cơ học, tắc đường, vỡ quy hoạch hạ tầng. Trong khi đó thì mảng xanh, mảng công trình công ích (công viên, trường học, khu vui chơi) thì Hà Nội đang thiếu quá nhiều. Chính quyền Hà Nội cần phải tính toán, cân nhắc, quyết liệt để đảm bảo an toàn cho người dân.

Nguồn: Khoa học và Đời sống

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia