Nhằm nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề buôn bán ĐVHD, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức chương trình Tập huấn Khai thác đề tài buôn bán động vật hoang dã cho các phóng viên trẻ cho tại khu vực Tây Nguyên với các mục tiêu cụ thể như sau:
- Chia sẻ thông tin và trao đổi với các nhà báo về thực trạng của nạn buôn bán ĐVHD (ĐVHD) hiện nay;
- Trao đổi kinh nghiệm tác nghiệp giữa các nhà báo và chuyên gia;
- Mở rộng mạng lưới nhà báo quan tâm và có kỹ năng điều tra về chủ đề buôn bán ĐVHD.
Tham dự tập huấn có khoảng 20 phóng viên trẻ hoạt động trong mảng điều tra ở các cơ quan báo chí trung ương và địa phương thường trú tại Tây Nguyên; các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn, cứu hộ ĐVHD, chuyên gia báo chí.
Chương trình do Liên minh Châu Âu tài trợ trong khuôn khổ dự án “Hợp tác chống tội phạm liên quan đến ĐVHD” do Tổ chức WCS điều phối thực hiện ở 7 quốc gia khu vực Tiểu vùng Mê Công và Trung Quốc, Malaysia, Myanmar. Ở Việt Nam, PanNature là đối tác triển khai dự án.
Tài liệu tập huấn
Hiện trạng buôn bán ĐVHD ở Việt Nam, mạng lưới buôn bán khu vực và thế giới
Ông Trịnh Lê Nguyên – Giám đốc PanNature
Buôn bán ĐVHD: góc nhìn từ chính sách, thực thi, văn hóa và sinh kế của người dân
TS. Ngô Tiến Dũng, Nguyên Giám đốc VQG Yok Don, Nguyên Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng IV
Khó khăn trong đấu tranh với buôn bán ĐVHD bất hợp pháp và những hướng đi mới
Ông Nguyễn Quang Hòa Anh, Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF)
Thực trạng cứu hộ, chăm sóc và tái thả ĐVHD ở Việt Nam
Tiến sỹ Tuấn Bendixsen, Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia)
Thách thức và triển vọng trong bảo tồn voi Tây Nguyên
Ông Lê Quốc Thiện, Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF)
Các thế lực đằng sau đường dây buôn bán ĐVHD và các kỹ năng tác nghiệp an toàn
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng
Kỹ năng tìm kiếm đề tài, xác định vấn đề và xây dựng tác phẩm thu hút người đọc với đề tài buôn bán ĐVHD
Nhà báo Hoàng Thiên Nga
Giới thiệu về Vườn Quốc gia Yok Don – Đại diện Vườn Quốc gia Yok Don
Kỹ năng thẩm định thông tin; mở rộng phạm vi điều tra và đào sâu vấn đề.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng
Các công cụ Internet và các nguồn tham khảo thông tin phục vụ đề tài buôn bán ĐVHD
Ông Trịnh Lê Nguyên, Trung tâm Con người và Thiên nhiên
Một số tài liệu tham khảo:
Báo cáo Bảo tồn voi Đắk Lắk giai đoạn 2012-2019 – Trung tâm Bảo tồn Voi
Hướng dẫn thực thi pháp luật về Bảo vệ động vật hoang dã – ENV
Lộ diện quái thú Hydra: Vai trò ngày càng tăng của các băng nhóm Việt Nam trong buôn bán ngà voi – EIA
Bộ công cụ phân tích Tội phạm về động, thực vật hoang dã và vi phạm lâm luật – UNODC
Một số hình ảnh của khóa Tập huấn: