Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on CBI phải từ bỏ những nỗ lực sai lầm nhằm “nhuộm xanh” thủy điện

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) vừa cùng 275 tổ chức xã hội từ khắp nơi trên thế giới đưa ra Tuyên bố kêu gọi Tổ chức Climate Bonds Initiative – CBI (Sáng  kiến Trái phiếu Khí hậu) xóa bỏ việc cấp chứng nhận thân thiện với khí hậu cho các dự án thủy điện gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và cộng đồng. 

Tuyên bố được phát đi vào ngày 10/12/2019. Dưới đây là nội dung Tuyên bố  bằng tiếng Việt do PanNature thực hiện.

Tuyên bố của các tổ chức xã hội dân sự:
Climate Bonds Initiative phải từ bỏ những nỗ lực sai lầm nhằm “nhuộm xanh” thủy điện
Ngày 10/12/2019

Thay mặt 276 tổ chức xã hội dân sự từ khắp nơi trên thế giới, chúng tôi kêu gọi Tổ chức Sáng  kiến Trái phiếu Khí hậu (CBI) xóa bỏ việc cấp chứng nhận thân thiện với khí hậu cho các dự án thủy điện gây tác động tiêu cực. Bộ tiêu chuẩn thủy điện do CBI phát triển và nhóm công tác kỹ thuật của tổ chức này đã không đạt tiêu chuẩn yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn. Vì vậy, việc thông qua những tiêu chuẩn này sẽ đe dọa nghiêm trọng những dòng sông
cũng như các cồng đồng dân cư và sinh vật thủy sinh nước ngọt phụ thuộc vào chúng.

Nếu được thông qua, Bộ tiêu chuẩn thủy điện của CBI có nguy cơ mở ra một luồng tài chính có thể mang lại lợi nhuận cho các nhà điều hành và đơn vị đầu tư xây đập dưới danh nghĩa thân thiện với Hiệp định khí hậu Paris, trong khi thực tế không hề đem lại đóng góp ý nghĩa nào trong công cuộc ngăn chặn khủng hoảng khí hậu. Ngoài việc tạo cơ hội cho các dự án đáng ngờ thu hút một dòng tài chính mới, rủi ro lớn nhất là bộ tiêu chuẩn này sẽ làm dịch chuyển các khoản tài chính dành cho khí hậu vốn đã ít ỏi sang các dự án thủy điện, thất bại trong việc giúp loài người đối mặt với thách thức ngăn chặn kịch bản tăng 2oC cũng như làm gia tăng áp lực lên đa dạng sinh học thủy sinh và chức năng tuần hoàn của nước.

Với mong muốn vốn hóa thị trường cho các dự án năng lượng được chứng nhận thân thiện khí hậu, Climate Bonds Initiative đã liên kết với Hiệp hội Thủy điện Quốc tế (IHA), một thể chế công nghiệp được thiết lập để thúc đẩy lợi ích và cải thiện hình ảnh của các công ty thủy điện. Trong những năm gần đây, IHA đã đưa ra hàng loạt các công cụ, hướng dẫn và vận động sử dụng chúng thay cho các tiêu chuẩn và cơ chế quốc tế đã được thiết lập nhằm đánh giá chi phí và lợi ích của các dự án thủy điện.

Tác động bất lợi tới môi trường và xã hội của các đập thủy điện nguy hiểm hiện đã được chỉ rõ: từ việc di dời cư dân, gây ra tình trạng đói nghèo cho hàng triệu người, đặc biệt là người dân bản địa, đến việc đẩy nhanh quá trình tuyệt chủng của các loài sinh vật nước ngọt và phân mảnh các dòng sông. Song, CBI lại đề xuất áp dụng công cụ đánh giá môi trường, xã hội và quản trị của IHA như một nguồn đánh giá và thẩm định chính của mình. Điều này đơn giản hơn cả một bài tập đánh dấu tích vào ô trống được thực hiện bởi các chuyên gia đánh giá do chính IHA công nhận – một cuộc xung đột lợi ích trong đó không có bất cứ sự giám sát ý nghĩa nào cả. Điều này là một sự nhạo báng đối với các tiêu chuẩn và công ước quốc tế vốn được thiết kế để bảo vệ các dòng sông và quyền lợi của cộng đồng quanh khu vực. Đồng thời điều này cũng mâu thuẫn với các phương pháp tiếp cận tích cực đang được áp dụng trong trong tiêu chuẩn hiện có của CBI cho cơ sở hạ tầng nguồn nước.

Bên cạnh những thiệt hại nghiêm trọng đối với thủy quyển, một phần quan trọng của hệ thống khí hậu toàn cầu, các hồ chứa thủy điện cũng phát thải một lượng lớn khí nhà kính, đặc biệt là ở các khu vực nhiệt đới. Các hồ chứa thủy điện sản sinh ra khí methan, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính nguy hiểm, và là tác nhân lớn trong cuộc khủng hoảng khí hậu. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn mà CBI đang đề xuất đưa ra các chỉ tiêu thấp đến mức ngay cả các đập phát thải lượng lớn khí nhà kính cũng đủ điều kiện để được cấp chứng nhận CBI. Vấn đề này nảy sinh do CB đề xuất sử dụng công cụ tính toán phát thải không minh bạch của chính IHA, trong đó đánh giá thấp khả năng phát thải khí nhà kính của các đập. Các đập thủy điện phát thải lượng khí methan cao nhất trong những năm đầu tiên đi vào hoạt động, do đó, việc khuyến khích phát triển thủy điện sẽ khiến lượng khí thải tăng vọt chính vào thời điểm thế giới đang nỗ lực giảm phát thải GHG để ngăn chặn các tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu.

Tài chính khí hậu có nhiều tiềm năng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo những chuyển biến tích cực cho các dòng sông, bao gồm: bảo vệ các nguồn nước ngọt bị đe dọa; khôi phục các dòng chảy, từ đó tạo điều kiện kết nối lại các hệ sinh thái đã bị phá vỡ; đảm bảo các vấn đề văn hóa và môi trường được đưa vào tham vấn ý kiến của người dân bị ảnh hưởng; và thúc đẩy các nỗ lực phục hồi sông như dỡ bỏ các con đập đã lỗi thời. Điều này là tối cấp thiết bởi vì tài nguyên nước ngọt vô cùng quan trọng để chống chịu trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu hiện nay. CBI đã ban hành một tiêu chuẩn riêng cho cơ sở hạ tầng nước, đây là một bước đi quan trọng, thúc đẩy các giải pháp dựa vào thiên nhiên để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, bộ tiêu chuẩn về thủy điện CBI đang đề xuất sẽ là một bước lùi khi phê chuẩn các hoạt động năng lượng đe dọa tương lai các dòng sông của chúng ta. Nếu được thông qua, những tiêu chuẩn này sẽ làm nghiêm trọng thêm các mối đe dọa toàn cầu đối với đa dạng sinh học nước ngọt, làm mai một các giá trị văn hóa, quyền con người của các cộng đồng ven sông và làm thất bại các nỗ lực thúc đẩy các tiến bộ hướng tới giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay. Điều này đồng thời sẽ làm tổn hại đến danh tiếng Tổ chức Climate Bonds Initiative và phần nào làm mất uy tín của các cơ chế tài chính trái phiếu xanh nói chung. Do đó, chúng tôi kêu gọi CBI, hội đồng quản trị và các cơ quan tư vấn của tổ chức từ bỏ theo đuổi những tiêu chuẩn thủy điện chỉ để phục vụ cho ngành thủy điện thay vì cung cấp các giải pháp có ý nghĩa để giải quyết khủng hoảng khí hậu.

Các tổ chức ký tên ủng hộ Bản Tuyên bố:

  1. Abibiman Foundation, Ghana
  2. Action for Improvement of Food Child and Mother (AFICM), DRC
  3. Actions pour les Droits, l’Environnement et la Vie (ADEV), DRC
  4. Alliance for Conflict Transformation (ACT), Cambodia
  5. Alternatives Durables pour le Développement, Cameroon
  6. Älvräddarnas Samorganisation, Sweden
  7. Amazon Watch, United States
  8. Amigos de la Tierra España (FoE Spain)
  9. Amigos del Viento Meteorología Ambiente Desarrollo, Uruguay
  10. Amis de l’Afrique Francophone (AMAF)-Benin
  11. Apt Succor Organization, South Sudan
  12. Armenian Women for Health and Healthy Environment, Armenia
  13. Arnika, Czech Republic
  14. Asamblea por la Defensa del Río Tajo de Aranjuez, Spain
  15. Asociacion Ambiente y Sociedad, Colombia
  16. Association “Baikal Trail-Buryatia”, Russia
  17. Association des Jeunes pour le Développement, Mauritania
  18. Association for Promotion Sustainable Development, India
  19. Association of patriotic upbringing “Master of His Land”, Russia
  20. Associazione Salvaguardia Val Mastallone, Italy
  21. ATTAC, France
  22. Balkani Wildlife Society, Bulgaria
  23. Balkanka Association, Bulgaria
  24. Bangladesh Poribesh Andolon (BAPA)
  25. Bank Information Center, United States
  26. Bank Information Center Europe, The Netherlands
  27. Barwaaqo Voluntary Organisations, Somaliland
  28. Biodiversity Conservation Center, Russia
  29. Biofuelwatch, UK
  30. Bird Protection and Study Society of Serbia
  31. Black Sea Women’s Club, Ukraine
  32. Both ENDS, The Netherlands
  33. Bretton Woods Project, UK
  34. Brot Für Die Welt, Germany
  35. Buliisa Initiative for Rural Development Organisation (BIRUDO), Uganda
  36. Buryat Regional Union for Baikal (BRUB), Russia
  37. Cambodian Volunteers for Society (CVS), Cambodia
  38. Carbon Market Watch, Belgium
  39. Centar za životnu sredinu/ Friends of the Earth Bosnia and Herzegovina
  40. Center for Participatory Research and Development (CPRD), Bangladesh
  41. Center for Protection and Research of Birds, Montenegro
  42. Center for Water Resources Conservation and Development (WARECOD), Vietnam
  43. Centre de Formation et d’Action pour le Développement (CFAD), DRC
  44. Centre for Environment, Bosnia & Herzegovina
  45. Centre for Financial Accountability, India
  46. Centre for Initiative Against Human Trafficking (CIAHT-Ghana)
  47. Centre for Research and Advocacy, Manipur, India
  48. Centro de Documentación en Derechos Humanos “Segundo Montes Mozo S.J.”, Ecuador
  49. Centro ibérico de restauración fluvial CIREF, Spain
  50. CESTA Amigos de la Tierra, El Salvador
  51. China-Latin America Sustainable Investments Initiative
  52. Christian International Eswatini
  53. Circolo Legambiente Val Trebbia, Italy
  54. CIRF – Italian Centre for River Restoration
  55. Citizens’ Committee of Tonegawa Basin, Japan
  56. Clean Water Center, Russia
  57. Climate Watch Thailand
  58. Coalition for Rivers, Czech Republic
  59. Coalition for Sustainable Development (KOR), Montenegro
  60. Colonia Z-16 De Pescadores, Brazil
  61. Comitato Difesa Torrente Pesarina, Italy
  62. Comitato No Tube Piacenza, Italy
  63. Comitato per la Salvaguardia e Tutela di Cortlys, Italy
  64. Comitato Peraltrestrade Dolomiti, Italy
  65. Committee for Water in Tokyo, Japan
  66. Commons and Safeguards, Philippines
  67. Commons BC, Canada
  68. Community and Family Aid Foundation-Ghana
  69. Community Empowerment and Social Justice (CEMSOJ) Network, Nepal
  70. Community Resource Centre Foundation (CRC), Thailand
  71. Conseil Regional des Organisations Non Gouvernementales de Développement, DRC
  72. Conservación Humana AC, Mexico
  73. Conservation Strategy Fund (CSF-Brazil)
  74. Coordinadora Ciudadana No Alto Maipo, Chile
  75. Coordinamento Nazionale Tutela Fiumi-Free Rivers Italia
  76. Crimean Republican Association Ekologiya i Mir, Russia
  77. Culture and Environment Preservation Association, Cambodia
  78. DOPPS-BirdLife Slovenia
  79. Društvo narava Pohorja, Slovenia
  80. Društvo za raziskovanje, ohranjnje in trajnostni razvoj Dinaridov Dinaricum, Slovenia
  81. Druzhina okhrany prirody Dzerzhinska, Russia
  82. Earth Rights International, Thailand
  83. EcoAlbania
  84. Ecological Association ”Rzav-God Save Rzav”, Serbia
  85. Ecological Center DRONT, Russia
  86. Ecological Society of Sokobanja, Serbia
  87. Ecosistemas, Chile
  88. Eko “Bistro”, Bosnia & Herzegovina
  89. Eko Element, Bosnia & Herzegovina
  90. Ekologistak Martxan, Basque Country
  91. EMACE Foundation of Sri Lanka
  92. Environmental Center for Development Education and Networking (EDEN Center), Albania
  93. Environnement Sans Frontière (ESF), DRC
  94. EPN Consultants Limited, Jamaica
  95. Estrategia – Center of Investigation and Action for Urban Development, Peru
  96. EuroNatur Foundation, Germany
  97. European Water Movement
  98. Eyge Environmentai Education Center, Russia
  99. FightC, Canada
  100. Fisheries Action Coalition Team, Cambodia
  101. Fobomade, Bolivia
  102. Forum for Policy Dialogue on Water Conflicts in India
  103. Fórum Mato-grossense de Meio Ambiente e Desenvolvimento (Formad), Brazil
  104. Fórum Mudanças Climáticas e Justiça Socioambiental (FMCJS), Brazil
  105. Fórum Nacional da Sociedade Civil nos Comitês de Bacias Hidrográficas (FONASCCBH), Brazil
  106. Forum nazionale Salviamo il Paesaggio, Italy
  107. Freedom from Debt Coalition, Philippines
  108. Friends of Lake Turkana, Kenya
  109. Friends of the Earth U.S.
  110. Friends with Environment in Development, Uganda
  111. Fundación Ambiente y Recursos Naturales (FARN), Argentina
  112. Fundacion Cauce: Cultura Ambiental, Causa Ecologista, Argentina
  113. Fundacion Chile Sustentable, Chile
  114. Fundación Global Nature, Spain
  115. Fundación La Hendija, Unidad de Vinculación Ecologista, Argentina
  116. Fundación Montecito, Colombia
  117. GAIA Kosovo
  118. Gautam Buddha Jagriti Society, India
  119. GEADIRR, Cameroon
  120. GegenStroemung – CounterCurrent, Germany
  121. Global and Community Action Team at Kamloops United Church, Canada
  122. Global Forest Coalition
  123. Global Non-State Actors Disaster Risk Reduction Network, Kenya
  124. Global Rights, Nigeria
  125. Good Choice Nepal
  126. Grand Riverkeeper Labrador, inc, Canada
  127. Green Advocates International, Liberia
  128. Green Alternative, Georgia
  129. Green Innovation and Development Centre, Vietnam
  130. Grow with the Flow, The Netherlands
  131. Guild of Environmental Journalist of the St.Petersburg and Leningradskaya Province, Russia
  132. Heinrich Böll Stiftung Washington, DC, United States
  133. Holarctic Bridges, Canada
  134. HOPE Worldwide-Pakistan, New Zealand
  135. HRM “Bir Duino Kyrgyzstan”
  136. ibdnext technoprise, Bangladesh
  137. Inclusive Development International, United States
  138. Initiative for the Development of Africa (IDA-Ghana)
  139. Initiative to Keep Hasankeyf Alive, North (Turkish) Kurdistan
  140. Institute for Environmental Policy, Albania
  141. Instituto Caracol, Brazil
  142. Instituto Madeira Vivo (IMV), Brazil
  143. Interamerican Association for Environmental Defense (AIDA)
  144. International Accountability Project (IAP)
  145. International Rivers
  146. Interregional NGO “Center for Public Health”, Russia
  147. JAGO NARI (Fighting For Women Empowerment), Bangladesh
  148. Jamaa Resource Initiatives, Kenya
  149. Japan River Keeper Alliance
  150. Jeunes Volontaires pour l’Environnement, Togo
  151. Jhanjira Samaj Kallyan Sangstha (JSKS), Bangladesh
  152. KAIROS BC-Yukon, Canada
  153. Keepers of the Athabasca, Canada
  154. Kostroma Public Movement “For the sake of life”, Russia
  155. Koubaru Project, Japan
  156. Krisoker Sor (Farmers’ Voice), Bangladesh
  157. KRuHA, Indonesia
  158. Legambiente Piacenza Circolo Emilio Politi, Italy
  159. LIR Evolution, Bosnia & Herzegovina
  160. Local Initiatives Development Agency, Kenya
  161. LUTRA, Institute for Conservation of Natural Heritage, Slovenia
  162. Manadisaster Organization, Rwanda
  163. Manushya Foundation, Thailand / Laos
  164. Mediterranean Institute for Nature and Anthropos (MedINA), Greece
  165. Mekong Watch, Japan
  166. Mesopotamia Ecology Movement, North (Turkish) Kurdistan
  167. Milwaukee Riverkeeper, United States
  168. MISEREOR – Catholic Bishop’s Organisation for Development Cooperation, Germany
  169. Mom Loves Taiwan Association, Taiwan
  170. Movimento Tutela Arzino, Italy
  171. Multi-stakeholders Initiative for Humanitarian Action against Disasters (MIHANDS), Philippines
  172. Museu Goeldi, Brazil
  173. Nak Akphivath Sahakum (NAS), Cambodia
  174. NGO BROC, Vladivostok, Russia
  175. NGO Forum on ADB
  176. NGO Forum on Cambodia
  177. NGO Green Home, Montenegro
  178. NGO Leeway Collective as Balkan River Defence, Slovenia
  179. North American Megadams Resistance Alliance
  180. North Caucasus Environmental Watch, Russia
  181. Olympic 2002 – Plovdiv, Bulgaria
  182. OMEP (World Organisation for Early Childhood Education) Cameroon
  183. ONG ANAD, Mauritania
  184. ONG Mer Bleue, Mauritania
  185. ONG PADJENA, Benin
  186. Onggi River Movement, Mongolia
  187. Operação Amazônia Nativa (OPAN), Brazil
  188. Oyu Tolgoi Watch, Mongolia
  189. Pakistan Fisherfolk Forum
  190. Pambansang Kliusan ng mga Samahang Magsasaka (PAKISAMA), Philippines
  191. Pashan Baner Tekdi Bachao Kruti Samiti, India
  192. Peace Bridges Organization, Cambodia
  193. Peace Valley Environment Association, Canada
  194. Peace Valley Landowner Association, Canada
  195. Peachland Watershed Protection Alliance, Canada
  196. People and Nature Reconciliation (PanNature), Vietnam
  197. PIAD, DRC
  198. Pindos Perivallontiki, Greece
  199. Planète Amazone, France
  200. Plataforma contra la especulación urbanística y ambiental de Candeleda, Spain
  201. Plataforma Contra las Interconexiones Eléctricas RECAEL, Spain
  202. Plataforma de Toledo en Defensa del Tajo, Spain
  203. Plataforma por el Hospital Comercial en el Valle del Tiétar, Spain
  204. Plotina.Net, Russia
  205. Poets for the Peace, Canada
  206. Pravo na vodu / Right To Water, Serbia
  207. PREPARED, Pakistan
  208. Projeto Saude e Alegria, Brazil
  209. Pune SPNF, India
  210. PVLA, Canada
  211. Radanar Ayar Association, Myanmar
  212. Ramsar Network Japan
  213. RAVEN (Respecting Aboriginal Values and Environmental Needs), Canada
  214. Red por los Ríos Libres, Chile
  215. Red Uruguaya de ONGs Ambientalistas, Uruguay
  216. Rede Pantanal e a Ecoa, Brazil
  217. Respiro Verde Legalberi, Italy
  218. River Intellectuals, The Netherlands
  219. Rivers without Boundaries International Coalition
  220. Rivers without Boundaries-Mongolia
  221. Riverwatch, Austria
  222. Russian Socio-Ecological Union (RSEU)
  223. Sakhalin Environment Watch, Russia
  224. Salviamo il Paesaggio Valdossola, Italy
  225. Salviamola Fuina, Italy
  226. SAVE Rivers, Malaysia
  227. Save The Tigris Campaign, Iraq
  228. Say “No” to Site C Dam, Canada
  229. Scientists4Mekong, Australia
  230. Secure Future Africa, Zimbabwe
  231. SFBSP-Burundi
  232. Slovene Dragonfly Society (Slovensko odonatološko društvo), Slovenia
  233. Slovenian Native Fish Society (Društvo za preučevanje rib Slovenije)
  234. Snowfinch, L’Aquila, Italy
  235. Society for Cave Biology, Slovenia
  236. Socio-Ecological Union International
  237. South Asia Network on Dams, Rivers & People (SANDRP), India
  238. Stop Site C, Canada
  239. Sukaar Welfare Organization, Pakistan
  240. Sustainable Eel Group, UK
  241. T.e.r.r.a srl, Italy
  242. Taiga Research and Protection Agency, Russia
  243. Tajik Social and Ecological Union, Tajikistan
  244. Tatarstan Socio-ecological Union, Russia
  245. Terre des Jeunes (TDJ), Burundi
  246. The Corner House, UK
  247. The Jordanian Society of Friends of Heritage, Jordan
  248. The Slovenian Association for Bat Research and Conservation, Slovenia
  249. Tinada Youth Organization (TIYO), Kenya
  250. TOKA Albania
  251. Tonle Sap Lake Waterkeeper, Cambodia
  252. Toxic Action Network Central Asia, Kyrgyzstan
  253. TRADENER, Basque Country
  254. Tri-People’s Organization against Disasters (TRIPOD), Philippines
  255. Udruženje “Temska”, Serbia
  256. Udruženje za zaštitu velike droplje, Serbia
  257. Ukana West 2 Community Based Health Initiative (CBHI), Nigeria
  258. Urgewald, Germany
  259. Vasundhara Swachhata Abhiyan, India
  260. Vietnam River Network
  261. VRAT, India
  262. Water Justice and Gender, Peru
  263. Watershed Watch Salmon Society, Canada
  264. Wetland Conservation Centre (Centrum Ochrony Mokradeł), Poland
  265. Witnessradio.org, Uganda
  266. World Heritage Watch, Germany
  267. World Vision Lanka, Sri Lanka
  268. World Wetland Network, Australia
  269. WWT, UK
  270. Yamba Dam Project, Japan
  271. Yamuna Jiye Abhiyaan, India
  272. Youth For Environment Education And Development Foundation (YFEED Foundation), Nepal
  273. Youth Resource Development Program (YRDP), Cambodia
  274. Zoldo c’è e difende i suoi torrenti, Italy
  275. #SomosMaipo, Chile
  276. 4x4x4 Balkan Bridges, North Macedonia

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia