Sáng 31/12/2019, tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã tổ chức Toạ đàm “Đa dạng hóa nguồn đầu tư cho hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam: Cơ hội và những rủi ro” với sự tham dự của hơn 60 đại biểu đến từ các đơn vị quản lý nhà nước, viện nghiên cứu, các tổ chức bảo tồn và các cơ quan báo chí.
Tọa đàm được tổ chức trong bối cảnh đa dạng hóa nguồn đầu tư cho rừng đặc dụng đang là hướng đi được Chính phủ áp dụng nhằm cải thiện các dòng tài chính đầu tư cho các hoạt động quản lý, bảo vệ và bảo tồn. Bên cạnh đó, không chỉ đa dạng hoá nguồn thu và giảm áp lực phụ thuộc ngân sách, tự chủ về tài chính thời gian gần đây cũng trở thành xu hướng được cơ quan nhà nước khuyến khích tại một số vườn quốc gia, khu bảo tồn.
Tọa đàm nhằm tạo diễn đàn cho các bên liên quan thảo luận về xu hướng này cùng các cơ hội, triển vọng, khó khăn và rủi ro đi kèm, cũng như các giải pháp tài chính bền vững cho quản lý, đầu tư và phát triển hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam.
Tài liệu Tọa đàm
Đa dạng hóa nguồn đầu tư cho hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam: Chính sách, thực tiễn và triển vọng
Ông Ngô Anh Tuấn, Chuyên gia độc lập
Nguồn tài chính từ cho thuê môi trường rừng: Triển vọng và rủi ro
Ông Nguyễn Quốc Dựng, Viện Điều tra, Quy hoạch Rừng
Tự chủ tài chính: Thuận lợi và khó khăn của BQL rừng đặc dụng nhìn từ trường hợp VQG Cát Tiên
Ông Phạm Hồng Lượng, GĐ Vườn Quốc Gia Cát Tiên
Phát triển du lịch sinh thái – Cơ hội huy động nguồn tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học tại các VQG của Việt Nam
TS Bùi Thị Minh Nguyệt – Đại học Lâm nghiệp
Xung quanh vấn đề Mở rộng các nguồn đầu tư Hệ thống rừng đặc dụng tại Việt Nam
Ông Hứa Đức Nhị Chủ tịch Hội chủ Rừng Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Một số hình ảnh tại Tọa đàm