Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Hội thảo: Thúc đẩy bảo tồn rừng tự nhiên do cộng đồng quản lý tại Vân Hồ, Sơn La

Ngày 20/5, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với UBND huyện Vân Hồ tổ chức Hội thảo thúc đẩy bảo tồn rừng tự nhiên do cộng đồng quản lý tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

Hội thảo diễn ra trong không khí sôi nổi, tích cực.

Hội thảo được tổ chức với mục tiêu chia sẻ các kết quả điều tra đa dạng sinh học và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý phát triển rừng ở khu vực rừng xã Vân Hồ; thảo luận việc xây dựng khu rừng đặc dụng do cộng đồng quản lý đối với rừng tự nhiên ở xã Vân Hồ.

Tại hội thảo, khoảng 30 đại biểu đến từ chính quyền địa phương, các Viện và Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học cùng thảo luận về các mối đe dọa đến bảo tồn đa dạng sinh học và nhu cầu xây dựng khu bảo tồn ở xã Vân Hồ; mô hình khu bảo tồn do cộng đồng quản lý, kinh nghiệm quốc tế và cơ hội chính sách ở Việt Nam; khả năng áp dụng mô hình khu bảo tồn do cộng đồng quản lý đối với rừng tự nhiên ở xã Vân Hồ.

Ông Nguyễn Quang Huấn – Phó chủ tịch UBND huyện Vân Hồ, Sơn La
Ông Giang Trọng Toàn – Đại diện Viện Lâm nghiệp và Đa dạng sinh học nhiệt đới.

Khu vực rừng tự nhiên của xã Vân Hồ chiếm diện tích khoảng 1.175 ha nằm dọc trên đường dông núi đá vôi ở độ cao từ 1.300 đến 1.600 m. Diện tích rừng này nằm sát với Khu BTTN Hang Kia – Pà Cò của tỉnh Hòa Bình và trong vùng cảnh quan chung với Khu BTTN Xuân Nha. Trong đó có 90 ha rừng đã được giao cho thôn Pa Cốp dưới dạng rừng cộng đồng. Diện tích còn lại hiện được quản lý bởi đơn vị kiểm lâm dưới loại hình rừng phòng hộ.

Điều tra đa dạng sinh học gần đây nhất đối với khu vực rừng tự nhiên Vân Hồ cho thấy, nơi đây có những loài cây gỗ quý hiếm như Thông đỏ (Taxus chinensis), Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis), và nổi bật là loài Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris). Đây là loài thực vật được ưu tiên bảo tồn (cấp độ Nguy cấp – EN) ở mức quốc gia cũng như thế giới.

Với những giá trị đa dạng sinh học đặc biệt như vậy, rừng tự nhiên Vân Hồ hoàn toàn đáp ứng và cần thiết phải được xây dựng thành rừng đặc dụng để sớm tăng cường bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm trên. Bên cạnh đó, rừng Vân Hồ còn có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng người dân địa phương sinh sống tại đây. Ngoài việc cung cấp các nguồn tài nguyên phục vụ đời sống, khu rừng này cũng tạo cảnh quan riêng biệt hấp dẫn, thu hút khách du lịch cho huyện Vân Hồ, với việc phát triển các khu nhà lưu trú tại cộng đồng trong vùng.

Trong bối cảnh đó, việc xây dựng một mô hình rừng bảo tồn do cộng đồng quản lý là một hướng đi phù hợp, đáp ứng yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học cũng như khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng, duy trì bản sắc văn hóa địa phương và đảm bảo sinh kế từ rừng cho người dân.

Hội thảo cũng chia sẻ một vài kết quả đánh giá sơ bộ từ điều tra đa dạng sinh học động vật, thực vật ở khu rừng tự nhiên xã Vân Hồ; hiện trạng quản lý bảo vệ rừng và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý sử dụng rừng tự nhiên xã Vân Hồ.

Kết quả hội thảo sẽ được sử dụng để tiếp tục xây dựng các dự án tiếp theo với mục đích tìm nguồn tài chính nhằm bảo tồn khu rừng tự nhiên xã Vân Hồ.

Một số hình ảnh của Hội thảo:

Buổi thảo luận diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia tích cực từ các đại biểu
Ông Tráng A Phành – Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng, Đại học Lâm Nghiệp phát biểu tại Hội thảo
Các cán bộ trình bày kết quả thảo luận tại Hội thảo

Tài liệu hội thảo

Chương trình hội thảo

Truyền thông cộng đồng trong quản lý sử dụng rừng ở xã Vân Hồ

Thạc sĩ Nguyễn Đức Tố Lưu, PanNature

Mô hình khu bảo tồn do cộng đồng quản lý: Kinh nghiệm quốc tế và Cơ hội chính sách ở Việt Nam

Ông Hoàng Xuân Thủy, PanNature

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia