Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Tập huấn xây dựng nội dung cho thảo luận chính sách về VPA/FLEGT và VNTLAS

Từ ngày 16 – 18 tháng 9 năm 2020 tại Quảng Bình, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) tổ chức khoá tập huấn “Hỗ trợ nâng cao năng lực xây dựng nội dung đầu vào thực chứng cho thảo luận chính sách về thực thi Hiệp định VPA/FLEGT và VNTLAS”.

Mục tiêu của khóa tập huấn nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng thực hiện thúc đẩy, tăng cường, phối hợp trong quản lý tài nguyên cho các ban quản lý rừng, chính quyền địa phương, cộng đồng và các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển cộng đồng tại cơ sở. 

Ông Hoàng Xuân Thủy, PGĐ PanNature, chia sẻ tại buổi tập huấn.

Xuyên suốt khóa tập huấn, học viên cùng thảo luận và xác định các chủ đề, lĩnh vực làm việc trọng tâm của các chủ thể ngoài nhà nước liên quan đến hai kết quả chính trong Khung thực thi chung (JIF) của FLEGT, bao gồm “Tổ chức và hộ gia đình tham gia vào chuỗi cung ứng được cung cấp thông tin đầy đủ và sẵn sàng tham gia triển khai VNTLAS” và “Thông tin được công bố rộng rãi”. 

Bà Phạm Thu Thủy, đại diện CIFOR, trao đổi với các học viên.

Bên cạnh đó, các bên tiếp tục đóng góp ý kiến về các phương án kết hợp và phân tích các thông tin khác nhau nhằm xây dựng các tài liệu hoặc bản tóm tắt chính sách chung. Các bên tham gia cũng đề xuất một số kỹ năng cần được cải thiện, bao gồm kỹ năng tổng hợp thông tin, dữ liệu và xây dựng bản tóm tắt chính sách.

Sau khoá tập huấn, học viên có khả năng xây dựng một bản tóm tắt chính sách dựa trên các bằng chứng về quá trình thực thi VPA dựa trên việc cải thiện kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin nhằm xây dựng các tiêu chuẩn và báo cáo chung.

Đây là hoạt động được tổ chức với sự tài trợ của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức (BMZ) trong giai đoạn 2019-2020 thông qua Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ).

Tài trợ này cũng thuộc một phần của dự án “Bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và dịch vụ hệ sinh thái tại Việt Nam” (gọi tắt là dự án BIO) do GIZ và Tổng cục Lâm nghiệp  phối hợp thực hiện trong khuôn khổ Hiệp định giữa BMZ và chính phủ Việt Nam.

 

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia