Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Dự án Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi): Thông tin về môi trường phải chính xác, đầy đủ, kịp thời 

Tại Hội thảo “Thúc đẩy vai trò tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số và miền núi trong bảo vệ môi trường – Định hướng cơ chế, chính sách trong Luật Bảo vệ môi trường” do Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức, đại diện Trung tâm Con người và Thiên nhiên đặt vấn đề phải bảo đảm quyền tiếp cận thông tin liên quan đến môi trường. Thực tế cho thấy, việc cơ quan chức năng chậm cung cấp thông tin chính thống, chính xác, đầy đủ, kịp thời trong một số trường hợp đã tạo cho những thông tin không đúng sự thật, gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến trật tự và ổn định xã hội.
 
Bảo đảm quyền được biết

Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin liên quan đến môi trường là vấn đề đặc biệt quan trọng. Việc cơ quan chức năng chậm trễ khi cung cấp nguồn thông tin chính thống, chính xác, đầy đủ, kịp thời trong một số trường hợp đã tạo cơ hội cho những thông tin không đúng sự thật, gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến trật tự và ổn định xã hội, ảnh hưởng tới sự đồng thuận trong việc xây dựng và triển khai chính sách, pháp luật.

Thạc sĩ Phạm Thị Hà, Trung tâm Con người và Thiên nhiên dẫn chứng, vụ cháy xảy ra tại Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông cuối tháng 8.2019 trên địa bàn TP Hà Nội cho thấy trách nhiệm cung cấp thông tin sau sự cố môi trường chưa được quy định rõ ràng, khiến việc tiếp cận các nguồn thông tin chính thức, khoa học, đầy đủ gặp nhiều khó khăn, từ đó gây tâm lý bất ổn cho một số người dân.

Đồng tình với nhận định này, các đại biểu tham dự hội thảo cho biết, tiếp cận thông tin môi trường không chỉ bảo đảm quyền được biết, mà còn là bước đệm cho việc tham gia một cách có ý nghĩa của người dân vào quá trình ra quyết định và giám sát xã hội. Hiện nay, một trong những bất cập của chính sách đánh giá tác động môi trường là quá trình đánh giá tác động môi trường thiếu vắng quy định về yếu tố xã hội trong xem xét dự án đầu tư, làm gia tăng rủi ro về xã hội trong quá trình thực hiện dự án, không bảo đảm tính bền vững khi thực hiện dự án và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn xã hội.

Đặc biệt, việc tham vấn cộng đồng chưa bảo đảm huy động được sự tham gia của các bên liên quan, các đối tượng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp ngay từ các giai đoạn đầu đề xuất, lập kế hoạch dự án, trong quá trình thiết kế, đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường của dự án do thiếu các quy định công khai và phổ biến sớm thông tin phù hợp, minh bạch, khách quan, có ích, dễ tiếp cận theo hình thức phù hợp.

Ngoài ra, chúng ta chưa có các quy định rõ ràng về tương tác hai chiều: Tiếp nhận và trả lời ý kiến trong tham vấn. Chính vì vậy, các đại biểu đề nghị, công khai thông tin môi trường và thúc đẩy quyền tiếp cận thông tin môi trường phải là một trong những giải pháp cần ưu tiên hàng đầu nhằm bảo đảm quyền được tham gia, giám sát của người dân. Điều này rất hữu ích đối với các nhóm yếu thế như người dân tộc thiểu số.

Tuân thủ trách nhiệm công khai thông tin

Rà soát các quy định của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), các đại biểu thẳng thắn, Điều 116, dự thảo Luật đang thiếu quy định ràng buộc bên công khai thông tin thực hiện trách nhiệm một cách đầy đủ và nghiêm túc. Điều này có thể dẫn đến việc áp dụng mang tính đối phó, thay vì công khai nội dung và đầy đủ thông tin (sau khi đã loại bỏ các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh hoặc bí mật quốc gia). Chủ thể có thể chỉ đề cập hay nhắc đến nội dung đó một cách chung chung, sơ sài. Đơn cử, thay vì công khai thông tin về báo cáo đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường, chủ thể chỉ đề cập hoặc thông báo vắn tắt.

Dự thảo Luật quy định rất nhiều nội dung cần công bố, công khai thông tin môi trường, nhưng các quy định này vẫn chưa đủ. Một số đại biểu nhấn mạnh, dự thảo Luật cần quan tâm và bổ sung các nội dung về chủ thể, thời gian, phương thức công khai thông tin. Trước hết, thực hiện công khai quy chế và đầu mối cung cấp thông tin nhằm giúp công dân nhanh chóng thực hiện được yêu cầu cung cấp thông tin và tiến hành khiếu nại đúng địa chỉ.

Việc làm này, theo các đại biểu sẽ giúp tăng trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân. Yêu cầu xác định đơn vị, cá nhân làm đầu mối cung cấp thông tin được quy định tại Khoản 4, Điều 33 của Luật Tiếp cận thông tin, trong đó yêu cầu công khai địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của cơ quan nhà nước, người làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin.

Nhiều đại biểu nhấn mạnh, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cần có quy định về hình thức cung cấp thông tin phù hợp nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của nhóm người yếu thế, nhất là đối với người dân tộc thiểu số. Cung cấp thông tin sớm và tuân thủ nguyên tắc đầy đủ, tự nguyện. Đặc biệt, đối với các dự án được thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, cần tính đến yếu tố truyền thống trong quá trình đánh giá và thực hiện dự án, các hình thức cung cấp thông tin phù hợp với ngôn ngữ và trình độ của người dân tộc thiểu số.

Nguồn: Báo Đại biểu Nhân dân

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia