Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Tọa đàm: Gây nuôi ĐVHD trong bối cảnh lan truyền dịch bệnh và áp lực bảo tồn loài

Ngày 8/10/2020 tại Hà Nội, PanNature tổ chức chương trình Tọa đàm với chủ đề: “Gây nuôi động vật hoang dã trong bối cảnh lan truyền dịch bệnh và áp lực bảo tồn loài” với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, các viện nghiên cứu liên quan, các tổ chức bảo tồn và các phóng viên báo chí.

Hiện nay, gây nuôi thương mại ĐVHD khá phổ biến tại Việt Nam, với khoảng 18.000 cơ sở gây nuôi, trên 100 loài nhân nuôi trên cả nước. Gây nuôi ĐVHD ở Việt Nam được pháp luật ủng hộ trên cơ sở nhận định rằng hoạt động này không những giúp phát triển kinh tế mà còn hỗ trợ cho công tác bảo tồn nhờ “góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể thông qua xuất khẩu, góp phần xoá đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đồng thời giảm áp lực khai thác tài nguyên thiên nhiên, hỗ trợ cho công tác bảo tồn loài trong trong môi trường hoang dã, duy trì nguồn gen động vật nguy cấp, quý, hiếm.”

Tuy nhiên, một số nghiên cứu, khảo sát của các tổ chức bảo tồn cho thấy nhân nuôi ĐVHD không những không có đóng góp rõ ràng cho bảo tồn mà còn có thể tác động tiêu cực đến quần thể động vật hoang dã ngoài tự nhiên. Đơn cử, một báo cáo của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã kết luận: “Hoạt động gây nuôi thương mại ĐVHD hiện nay không đáp ứng được những điều kiện cần thiết để đóng góp vào công tác bảo tồn ĐVHD trong tự nhiên. Ngược lại, việc cho phép gây nuôi thương mại ĐVHD tạo cơ sở cho hoạt động nhập lậu ĐVHD, dẫn đến khả năng đe dọa nghiêm trọng quần thể ĐVHD trong tự nhiên, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý, hiếm.”

Tọa đàm tập trung làm rõ và thảo luận kỹ càng vấn đề gây nuôi ĐVHD, trong đó xác định liệu gây nuôi các loài hoang dã có phải là giải pháp đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế và bảo tồn hay không; những rủi ro, tác động nếu có từ gây nuôi ĐVHD trong bối cảnh gia tăng lây lan dịch bệnh hiện nay; những hạn chế và lỗ hổng trong chính sách và thực thi quản lý hoạt động gây nuôi ĐVHD…

Chương trình tọa đàm do Liên minh Châu Âu tài trợ trong khuôn khổ dự án “Hợp tác chống tội phạm liên quan đến động vật hoang dã” do Tổ chức WCS điều phối, PanNature là đối tác thực hiện dự án tại Việt Nam.

Các chuyên gia trong phần thảo luận tại Tọa đàm

Tài liệu tọa đàm

Chương trình tọa đàm

Thông tin tóm tắt về cập nhật dữ liệu các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã ở Việt Nam năm 2017 và  Điều tra các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã 

Ông Nhữ Văn Thụ, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp quốc (FAO)

Hiện trạng một số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã tại Bạc Liêu và Nghệ An

PanNature

Tăng cường quản lý hoạt động gây nuôi động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam

TS. Vương Tiến Mạnh, Cơ quan Quản lý CITIES Việt Nam

Nguy cơ dịch bệnh tại các trang trại gây nuôi ĐVHD

WCS

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia