Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Gây nuôi thương mại động vật hoang dã cần được quản lý tốt

Ngày 8-10, tại Hà Nội, Trung tâm Con người và thiên nhiên (PanNature) cùng Hiệp hội bảo tồn Động vật hoang dã (WCS) tổ chức Tọa đàm “Gây nuôi động vật hoang dã trong bối cảnh lan truyền dịch bệnh và áp lực bảo tồn loài”.

Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, hiện nay, gây nuôi thương mại động vật hoang dã (ĐVHD) khá phổ biến tại Việt Nam với khoảng 18.000 cơ sở gây nuôi, hơn 100 loài được nhân nuôi trên cả nước. Gây nuôi ĐVHD được pháp luật ủng hộ trên cơ sở nhận định hoạt động này không những giúp phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, giảm áp lực khai thác tài nguyên thiên nhiên, mà còn hỗ trợ công tác bảo tồn loài trong môi trường hoang dã, duy trì nguồn gen động vật nguy cấp, quý hiếm. Tuy nhiên, theo khảo sát của các tổ chức bảo tồn việc nhân nuôi đang có những tác động tiêu cực đến quần thể ĐVHD ngoài tự nhiên, chưa đáp ứng được các điều kiện cần thiết để đóng góp vào công tác bảo bồn ĐVHD.

Ông Dương Văn Thọ (Trung tâm Con người và thiên nhiên) cho biết: Hiện nay, hai địa phương có nhiều cơ sở gây nuôi ĐVHD nhất ở nước ta là Bạc Liêu và Nghệ An. Trong đó, đa phần các chủ cơ sở gây nuôi mới chỉ vì mục đích kinh tế chứ chưa thực sự quan tâm về việc gây nuôi có đóng góp cho bảo tồn loài động vật đó trong tự nhiên. 

TS Vương Tiến Mạnh, Phó giám đốc Cơ quan quản lý Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Việt Nam cho rằng một số khó khăn, thách thức chính trong quản lý nuôi ĐVHD hiện nay cần được sớm khắc phục đó là: Quy định pháp luật hiện nay còn chồng chéo, các quy định về quản lý nguồn gốc động vật trong vận chuyển, lưu thông chưa thực sự chặt chẽ, từ đó nhiều đối tượng lấy làm cơ sở để vận chuyển, tiêu thụ lậu ĐVHD trong tự nhiên; khả năng đóng góp cho hoạt động nuôi bảo tồn chưa có đánh giá về tác động của hoạt động gây nuôi đến giảm áp lực săn bắn loài trong tự nhiên, một số loài bị khai thác cạn kiệt trong tự nhiên nhưng quần thể trong môi trường nuôi nhốt lại rất lớn. Do đó, tác động của hoạt động gây nuôi thương mại nếu không được quản lý tốt sẽ gây suy thoái nguồn gen do bị lai tạp; hoạt động gây nuôi dễ có khả năng lây nhiễm bệnh cho con người và vật nuôi khác…

Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia