Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Bảo tồn và phục hồi hệ thống rừng tự nhiên Việt Nam: Tầm nhìn và các giải pháp chính sách

Ngày 23/12/2020 tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Hội Chủ rừng Việt Nam (VIFORA) và Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và phát triển (CCD) tổ chức Hội thảo: “Bảo tồn và phục hồi hệ thống rừng tự nhiên Việt Nam: Tầm nhìn và các giải pháp chính sách”.

Với sự tham gia của gần 150 đại diện đến từ các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng của các địa phương trong cả nước, các tổ chức nghiên cứu và các doanh nghiệp liên quan…, Hội thảo đã tạo nên một diễn đàn mở để các bên liên quan cùng thảo luận về các giải pháp chính sách cũng như thực hành để hướng đến gìn giữ, bảo tồn và nâng cao chất lượng, diện tích rừng tự nhiên Việt Nam.

Quang cảnh Hội thảo.

Hội thảo được chia thành 4 phiên với các chủ đề: (i) Chính sách quản lý và đầu tư phát triển rừng đặc dụng và rừng phòng hộ; (ii) Khung thể chế và chính sách cho một số loại hình rừng đặc dụng và rừng phòng hộ mới trong Luật Lâm nghiệp; (iii) Đa dạng hóa nguồn lực cho bảo tồn và phát triển rừng tự nhiên; (iv) Phục hồi rừng tự nhiên: Khoa học, chính sách và thách thức từ thực tế triển khai.

Xuyên suốt hội thảo, các đại biểu cùng thảo luận, đề xuất các chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, các loại hình rừng mới trong quy định của Luật Lâm nghiệp. Bên cạnh đó, các ý kiến đánh giá và khuyến nghị chính sách nhằm đa dạng hóa và đảm bảo nguồn đầu tư bền vững cho hệ thống rừng đặc dụng và rừng phòng hộ Việt Nam cũng được tập trung làm rõ, trong đó nhấn mạnh việc kết nối các bên trong các nỗ lực phục hồi rừng tự nhiên.

Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc PanNature, điều hành các phiên thảo luận trong Hội thảo.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức (BMZ) tài trợ và do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Đức (GIZ) cùng các đối tác chính phủ và phi chính phủ thực hiện.

Các đại biểu chụp hình lưu niệm sau khi kết thúc Hội thảo

Tài liệu Hội thảo

Chương trình Hội thảo

Tăng cường hiệu quả quản lý để duy trì và gia tăng các dịch vụ hệ sinh thái rừng

Ông Trần Lê Trà, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ)

Pháp luật và chính sách quốc gia với hệ thống rừng tự nhiên của Việt Nam

Nguyễn Huy Dũng, Viện Điều tra Quy hoạch rừng

Độ che phủ thế nào là phù hợp?

Ông Đỗ Trọng Hoàn, Trung tâm Nghiên cứu Nông Lâm Quốc tế (ICRAF)

Nghiên cứu đánh giá chính sách đầu tư phát triển bền vững rừng đặc dụng ở Việt Nam. 

Ông Lê Trọng Hải, Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đầu tư tài chính cho rừng phòng hộ Việt Nam: Hiện trạng và rà soát chính sách

Ông Đoàn Diễm, Chuyên gia lâm nghiệp

Hiện trạng quản lý vườn quốc gia Mũi Cà Mau

Nguyễn Văn Sự, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau

Công tác bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học tại Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên.

Ông Nguyễn Văn Tuyên, Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên

Thực trạng đầu tư tài chính và quản lý bảo vệ rừng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Trạm Lập, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai

Đa dạng hóa đầu tư tài chính cho hệ thống khu bảo tồn ở Việt Nam:  Nhu cầu trong bối cảnh mới

Ông Nguyễn Trung Thông, UNDP

Nghiên cứu đề xuất quy định và hướng dẫn quản lý loại hình rừng tín ngưỡng và rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư

Ông Đinh Đức Thuận, Hội Chủ rừng Việt Nam

Vườn thực vật quốc gia tại Việt Nam: Hiện trạng, khái niệm và đề xuất chính sách

Ông Hoàng Văn Sâm, Đại học Lâm Nghiệp

Kết quả quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn loài voọc đen gáy trắng của nhóm tự nguyện tại 4 xã của huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

Ông Nguyễn Thanh Tú, Trưởng nhóm Bảo vệ loài Voọc tự nguyện

Đầu tư tư nhân và hợp tác công tư cho bảo tồn và phát triển rừng ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Bà Lê Hà Thu, PanNature

Hỗ trợ các VQG và Khu bảo tồn bảo về rừng tự nhiên: Bài học từ Hội động vật học Frankfurt tại VQG Kon Ka Kinh.

Ông Hà Thăng Long, Hội động vật học Frankfurt

Kinh nghiệm hợp tác tư nhân trong bảo tồn linh trưởng

Bà Hồ Hải Yến, Cán bộ truyền thông Tổ chức Bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế (FFI)

Phát triển bền vững gắn với bảo tồn, phục hồi và phát triển Rừng của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP

Chương trình Tọa đàm Sáng kiến 1 tỷ cây xanh và cơ hội hợp tác đa bên trong phục hồi rừng Việt Nam

PanNature

Thách thức Bonn, Phục hồi Cảnh quan Rừng (FLR) và ROAM

Ông Nguyễn Đức Tú, IUCN Việt Nam

Tiếp cận cảnh quan và vấn đề phục hồi rừng

Ông Trần Nam Thắng, Tropenbos Việt Nam

Những hoạt động về trồng rừng của nhóm Gia Đình Em Yêu Thiên Nhiên Việt Nam

Gia Đình Em Yêu Thiên Nhiên Việt Nam

[1] Phát biểu và trả lời chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước Quốc hội sáng ngày 10/11/2020.

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia