Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Tọa đàm: Từ vụ tịch thu hổ nhìn lại việc kiểm soát nuôi nhốt, buôn bán và cứu hộ, bảo tồn hổ tại Việt Nam

Thời gian qua công chúng dành sự quan tâm đặc biệt đối với vụ tịch thu 17 cá thể hổ trưởng thành bị nuôi nhốt trái phép tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Rất nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều xoay quanh chuyên án triệt phá bí mật của lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An, nhất là khi có 8 cá thể hổ bị chết ngoài ý muốn ngay sau khi được giải cứu.

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam hiện có hơn 300 cá thể hổ đang được nuôi nhốt hợp pháp tại các trang trại, cơ sở nuôi nhốt và hộ gia đình[2]. Tuy nhiên, số lượng hổ thực tế đang được nuôi nhốt tại Việt Nam có thể lớn hơn nhiều con số được thống kê, bao gồm cả các cá thể bị gây nuôi bất hợp pháp. 

Điều đáng chú ý là không ít nghiên cứu chỉ ra rằng các cơ sở nuôi nhốt hổ dính líu mật thiết đến các mạng lưới buôn lậu. Báo cáo tội phạm động vật hoang dã 2020 của Văn phòng Liên hợp quốc về chống ma túy và tội phạm (UNODC) khẳng định “hổ nuôi nhốt ở Việt Nam và Trung Quốc được sử dụng để tiêu thụ nội địa bất hợp pháp”[3].

Vụ việc tịch thu con số kỷ lục các cá thể hổ tại Nghệ An mới đây vì vậy có thể coi là tâm điểm để nhìn nhận và thảo luận lại rất nhiều vấn đề xung quanh, bao gồm: Tình trạng gây nuôi hổ tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào? Hoạt động nuôi hổ tại Việt Nam đóng góp và tác động như thế nào đến công tác bảo tồn hổ trong khu vực? Việt Nam đã và đang làm gì để bảo tồn hổ? Thực tế hoạt động cứu hộ hổ ở Việt Nam và viễn cảnh trong tương lai? Công tác xử lý vi phạm, xử lý tang vật các vụ tịch thu ĐVHD quý hiếm nên thực hiện như thế nào?

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức Tọa đàm này để làm rõ các vấn đề công luận đang quan tâm và chia sẻ góc nhìn chuyên môn từ phía các bên liên quan, đặc biệt là khía cạnh bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp. Chương trình do Liên minh Châu Âu tài trợ trong khuôn khổ dự án “Hợp tác chống tội phạm liên quan đến động vật hoang dã” do Tổ chức WCS điều phối và PanNature là đối tác thực hiện dự án tại Việt Nam.

Ảnh chụp màn hình buổi Tọa đàm trực tuyến.

Chương trình chi tiết

Hiện trạng quản lý hổ trên thế giới và Việt Nam

TS. Vương Tiến Mạnh

Tình trạng buôn bán hổ tại Việt Nam

Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)

Một số nội dung về công tác quản lý, kiểm soát và xử lý vi phạm các loài động vật hoang dã

Ông Nguyễn Văn Tiến, Trưởng phòng Điều tra xử lý vi phạm về Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm 

Biên bản tóm tắt Tọa đàm

[1] https://thiennhien.org/phat-hien-tich-thu-17-ca-the-ho-tai-nha-dan-tai-nghe-an
[2] https://zingnews.vn/7-con-ho-duoc-dua-vao-vuon-quoc-gia-pu-mat-gio-ra-sao-post1247297.html
[3] https://www.unodc.org/documents/data-and-analysis/wildlife/2020/World_Wildlife_Report_2020_9July.pdf
[4] https://www.traffic.org/site/assets/files/12344/skin_and_bones_unresolved-web-1.pdf

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia