Là một lĩnh vực nắm giữ diện tích đất đai lớn, ngành lâm nghiệp đứng trước sức ép chuyển đổi, sắp xếp lại cơ chế quản lý và sử dụng đất, không chỉ sang các mục đích phát triển kinh tế- xã hội mà còn giữa các mục đích trong ngành. Với 9,1 triệu ha, chiếm 27,75% diện tích đất liền của cả nước, khu vực nông-lâm trường chiếm một quỹ đất lớn và giữ vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng và hình thành các vùng sản xuất nông, lâm sản hàng hoá tập trung, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Từ năm 2003, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách với mục tiêu sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng bền vững các diện tích đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường, như: Nghị quyết 28-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW, Nghị quyết số 112/2015/QH13, Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, Chỉ thị số 11/CT-TTg về thực hiện Nghị quyết số 112 hay mới nhất là Quyết định số 32/QĐ-TTg và Nghị quyết 22/NQ-CP năm 2020.
Nhằm tạo diễn đàn giữa các bên liên quan để cùng nhìn nhận lại chặng đường sắp xếp, đổi mới đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường, xác định các vướng mắc thực tiễn cũng như các cơ hội và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và sử dụng bền vững đất đai trong thời gian tới, Trung tâm con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức Hội thảo Nghịch lý Thiếu – Thừa: Giải pháp nào cho quản lý và sử dụng đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường quốc doanh?
Hội thảo diễn ra vào sáng 30/11, tại Hà Nội, với sự tham gia của hơn 120 đại biểu đến từ các cơ quan nhà nước, ban quản lý rừng phòng hộ, công ty lâm nghiệp, chuyên gia lâm nghiệp và các cơ quan thông tấn báo chí.
Hội thảo được tổ chức dưới hai hình thức trực tiếp và online.
Tài liệu Hội thảo
Chia sẻ Kết quả sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CB
Ông Nguyễn Văn Hanh – Vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp
Kết quả sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường: Ý nghĩa đối với phát triển sinh kế vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Ông Triệu Bình – Vụ Dân tộc, Văn phòng Quốc hội
Cơ chế tài chính cho phục hồi rừng bền vững tại các Công ty lâm nghiệp tỉnh Kon Tum
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum
Một số suy nghĩ về giải pháp đối với đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường trong bối cảnh phụ hồi rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp
Ông Nguyễn Quốc Dựng – Viện Điều tra, Quy hoạch rừng
Video trực tiếp Hội thảo: