Sau gần 30 năm, Việt Nam ký kết tham gia Công ước Toàn cầu về #Đa_dạng_Sinh_học (#CBD) và Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài Động Thực vật Hoang dã bị Nguy cấp (CITES), tình trạng săn bắt, buôn bán động vật hoang dã tại Việt Nam vẫn đang diễn ra khá phức tạp, tác động tiêu cực tới ĐDSH. Liệu có phải chúng ta vẫn còn khoảng trống pháp luật hay cần phải quyết liệt hơn nữa trong công tác thực thi pháp luật?
Toạ đàm Đối thoại chính sách: “30 Năm Công ước Đa dạng sinh học và sự tham gia của Việt Nam” do Truyền hình Quốc hội Việt Nam thực hiện phần nào giải đáp những băn khoăn về vấn đề này.
Với vao trò là một tổ chức đã và đang thực hiện nhiều hoạt động và dự án bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học của Việt Nam, đại diện Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) cũng có một số nhìn nhận và chia sẻ.

Cộng đồng địa phương – Vệ sĩ của rừng xanh
Tại Việt Nam, không ít khu rừng được quản lý hiệu quả mà cộng đồng chính là những người bảo vệ tích cực nhất. Bởi theo quan niệm của nhiều cộng đồng địa phương, khu rừng cha ông để lại cho họ cũng chính là nơi thần rừng trú ngụ. Từ việc tôn thờ sự linh thiêng của các vị thần, cộng đồng đã quản lý và bảo vệ những khu rừng này từ hàng trăm, hàng nghìn năm nay bằng các quy định, luật tục truyền thống. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn phía trước để người dân được thực sự phát huy vai trò của mình.
Một hành lang pháp lý trao quyền và hỗ trợ một cách thỏa đáng sẽ giúp cộng đồng đủ khả năng quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Điều này cũng giúp Việt Nam tiến gần tới các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học mà chúng ta đã cam kết trong các công ước quốc tế.