Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Tăng cường tiếng nói, năng lực của nông dân với biến đổi khí hậu

Ngày 20/9, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Sơn La tổng kết Dự án Tăng cường tiếng nói và năng lực của các nhóm nông dân người dân tộc dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Tây Bắc Việt Nam (Gọi tắt là Dự án VOF).

Chung tay trước Biến đổi khí hậu cùng nông dân Tây Bắc

Dự hội nghị về Biến đổi khí hậu có lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Sơn La, tỉnh Lai Châu, Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Đan Mạch Châu Á (ADDA), Hiệp hội Tổ chức Xã hội Dân sự Đan Mạch (CISU), lãnh đạo một số sở ban nghành của tỉnh và hơn 40 đại biểu là thành viên của nhóm nông dân.

Dự án Tăng cường tiếng nói và năng lực của các nhóm nông dân người dân tộc dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí hậu ở Tây Bắc Việt Nam (VOF) được thực hiện trong giai đoạn 2019-2022. Dự án VOF hướng tới hỗ trợ đồng bào người dân tộc tăng cường khả năng phục hồi trước tác động của BĐKH tại vùng Tây Bắc Việt Nam thông qua việc thúc đẩy nông nghiệp thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu và sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định ở địa phương.

Hội nghị tổng kết dự án Tăng cường tiếng nói và năng lực của các nhóm nông dân người dân tộc dễ bị tổn thương đối với BĐKH ở Tây Bắc Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, ông Soren Thorndal Jogensen, Chủ tịch Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Đan Mạch Châu Á (ADDA) Cho biết: Dự án do Hiệp hội Tổ chức Xã hội Dân sự Đan Mạch (CISU) tài trợ, thông qua Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Đan Mạch Châu Á (ADDA) và do PanNature điều phối các hoạt động, phối hợp thực hiện cùng với Hội nông dân tỉnh Sơn La và Lai Châu Trọng tâm của Dự án là thử nghiệm xây dựng mô hình Làng nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu ở tại 6 thôn bản của 6 huyện thuộc 2 tỉnh Sơn La và Lai Châu. 

Mô hình Làng nông nghiệp ứng phó với BĐKH áp dụng cách tiếp cận lấy người nông dân làm trung tâm và thúc đẩy cộng đồng một cách tổng thể gồm nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với BĐKH của cộng đồng, tăng cường vai trò của nông dân trong lập kế hoạch và quy hoạch sản xuất nông nghiệp, tiếp cận thị trường nông sản thân thiện với môi trường và đảm bảo các cơ hội bình đẳng cho người dân tộc thiểu số.

Ông Soren Thorndal Jogensen, Chủ tịch Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Đan Mạch Châu Á (ADDA) phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Vinh
Các đại biểu tham gia Hội nghị tổng kết dự án Tăng cường tiếng nói và năng lực của các nhóm nông dân người dân tộc dễ bị tổn thương đối với BĐKH ở Tây Bắc Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Vinh

Ông Cầm Văn Minh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La cho biết: Triển Khai dự án”Tăng cường tiếng nói và năng lực cho người nông dân thiểu số dễ bị tổn thương trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở khu vực Tây Bắc, Việt Nam (VOF)”.  Ngày 18/6/2019 Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Văn phòng ADDA và Pan Nature tổ chức hội nghị khởi động dự án và Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác 3 bên thực hiện dự án tại tỉnh Sơn La; Hội Nông dân tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban quản lý dự án, Quyết định phân công nhiệm vụ các thành viên ban QLDA; Tổ chức Hội nghị lựa chọn tập huấn viên cho dự án; Tổ chức điều tra cơ bản nhằm đánh giá hiện trạng nông nghiệp và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tại 04 huyện và xã triển khai dự án; Tổ chức 04 hội nghị giới thiệu dự án và lựa chọn nhân sự cho nhóm nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sơn La đã thành lập nhóm nông dân tại bản Phé A- xã Tông Cọ – huyện Thuận Châu, bản Nà Si – xã hát Lót – huyện Mai Sơn, bản Nà Khái – xã Sặp Vạt – huyện Yên Châu và bản Thín – xã Xuân Nha – huyện Vân Hồ; tham gia khóa tập huấn xây dựng làng nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La; Hỗ trợ PanNature điều tra chuỗi giá trị nông sản tại Sơn La; Tổ chức tập huấn về biến đổi khí hậu cho nông dân tại bản Phé A, xã Tông Cọ; bản Nà Si, xã hát Lót; bản Nà Khái, xã Sặp Vạt và bản Thín, xã Xuân Nha.

Ông Cầm Văn Minh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La phát biểu tại hội nghị tổng kết dự án Tăng cường tiếng nói và năng lực của các nhóm nông dân người dân tộc dễ bị tổn thương đối với BĐKH ở Tây Bắc Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Vinh

Cũng theo ông Cầm Văn Minh, các hoạt động của dự án đã từng bước tác động làm thay đổi nhận thức của người dân (đặc biệt là các thành viên của nhóm nông dân thích ứng) về ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất, chăn nuôi và nắm được các kiến thức về trồng cây ăn quả theo mô hình nông lâm kết hợp; nuôi bò thịt và bò đực giống; ủ thức ăn cho gia súc; ủ phân từ phân thải chăn nuôi và phế phẩm nông nghiệp. Phổ biến được kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI, hỗ trợ người dân tiếp thị, đưa các sản phẩm nghiệp Dự án làm tăng cường vai trò của người dân trong xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương (chuyển đổi diện tích cây nông nghiệp ngắn ngày không hiệu quả trên đất dốc sang trồng cây ăn quả theo mô hình nông lâm kết hợp; đề xuất lồng ghép vấn đề định hướng sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap vào kế hoạch của bản, xã).

“Nhóm nông dân đã được đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu, được tham gia thực hành kỹ thuật canh tác thông qua việc xây dựng các mô hình thí nghiệm thực tế, thay đổi nhận thức canh tác, biết cách áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ý kiến phản hồi của người dân tham gia dự án, đánh giá dư luận của nhân dân về dự án: Người dân ủng hộ và mong được tiếp tục tham gia dự án trong thời gian tiếp theo” ông Minh nói.

Mô hình Làng nông nghiệp ứng phó với BĐKH áp dụng cách tiếp cận lấy người nông dân làm trung tâm và thúc đẩy cộng đồng một cách tổng thể gồm nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với BĐKH của cộng đồng. Ảnh: Nguyễn Vinh

Hội nông dân vùng Tây Bắc nỗ lực vì Biến đối khí hậu tích cực

Ông Mùa A Trừ, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lai Châu cho biết: Kết quả triển khai thực hiện Dự án: “Tăng cường tiếng nói và năng lực cho người nông dân thiểu số dễ bị tổn thương trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở khu vực Tây Bắc, Việt Nam (VOF)” tại tỉnh Lai Châu được triển khai có hiệu quả: Các hoạt động của dự án được triển khai đã tác động làm thay đổi nhận thức của bà con (đặc biệt là các thành viên nhóm) về ý thức bảo vệ môi trường về thói quen lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Phổ biến được phương pháp ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp tránh hiện tượng đốt rơm rạ trên đồng ruộng làm ảnh hưởng đến môi trường.

Ông Mùa A Trừ, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lai Châu phát biểu tại Hội Nông dân tỉnh Sơn La phát biểu tại hội nghị nghị tổng kết dự án Tăng cường tiếng nói và năng lực của các nhóm nông dân người dân tộc dễ bị tổn thương đối với BĐKH ở Tây Bắc Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Vinh

Cũng theo ông Trừ, dự án đã phổ biến được kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI tại xã Bản Lang từ 30ha lên 150 hạ đồng thời đã xây dựng được thương hiệu Ocop 3 sao; các tiêu chí sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn Châu Âu, hỗ trợ người dân tiếp thị, đưa các sản phẩm nghiệp ra thị trường. Mô hình thành lập nhóm nông dân có hiệu quả thông quan nhóm nông dân người dân đã hỗ trợ giúp đỡ nhau về tư liệu sản xuất cũng như kỹ thuật tại hai bản mục tiêu của dự án được chính quyền hai xã lấy đó làm mô hình nhân rộng hiện tại hai xã đã có 10 nhóm nông dân được thành lập mới ngoài hai nhóm của dự án thành lập Các hoạt động của dự án từng bước giúp người dân hai bản mục tiêu hiểu được yêu cầu, sự cần thiết xây dựng làng nông nghiệp thông minh trong phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

Dự án có những hoạt động thiết thực hỗ trợ người dân về tư liệu sản xuất, giúp các nhóm nông dân thích ứng lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh đồng thời thúc đẩy của người dân trong việc lập kế hoạch cho từng vụ sản xuất của bản, tăng cường vai trò của người dân trong xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương; người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường cũng như hình dung ra được biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến đời sống và ý thức hơn trong việc áp dụng những kỹ thuật canh tác ứng phó với biến đổi khí hậu.

Dự án đã phổ biến được kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI tại xã Bản Lang từ 30ha lên 150 hạ đồng thời đã xây dựng được thương hiệu Ocop 3 sao. Ảnh: Nguyễn Vinh

Ông Quàng Văn Yêu, nhóm nông dân thích ứng bản Nà Cà, xã Bình Lư, huyện Tam Đường (Lai Châu) chia sẻ: Bản Nà Ca có 12,6 ha chè, được trồng từ năm 1997.  tuy nhiên do canh tác nhiều năm, dẫn đến nhiều gốc chè bị thoái hoá, công với đó các hộ nông dân thiếu kỹ thuật chăm sóc, dẫn đến chất lượng cung như năng xuất thập. Sau khi triển khai dự ăn, người dân được hỗ trợ phân bón, được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nhờ vây diện tích chè thoái hoá trên địa bàn được khắc phục, chất lượng, năng xuất được nâng lên. Đặc biệt toàn bộ sản lượng chè của bản Nà Ca được công ty chè Tam Đường bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè búp tươi. Qua đó đời sống của bà con nông dân được nâng lên. Triển khai dự án, bà con đã nhận thức được việc bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Không sử dụng thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu làm ảnh hưởng đến môi trường.

Ông Quàng Văn Yêu, nhóm nông dân thích ứng bản Nà Cà, xã Bình Lư, huyện Tam Đường (Lai Châu) phát biểu tại hội nghị.Ảnh: Nguyễn Vinh

Tại Hội nghị, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về việc thực hiện các mô hình làng nông nghiệp ứng phó ở địa phương. Đưa ra nhiều giải pháp phát triển, nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với BĐKH của cộng đồng, tăng cường vai trò của nông dân trong lập kế hoạch và quy hoạch sản xuất nông nghiệp, tiếp cận thị trường nông sản thân thiện với môi trường và đảm bảo các cơ hội bình đẳng cho người dân tộc thiểu số. Người dân ủng hộ và mong được tiếp tục tham gia dự án trong thời gian tiếp theo.

Các đại biểu tham gia hội nghị hội nghị tổng kết dự án Tăng cường tiếng nói và năng lực của các nhóm nông dân người dân tộc dễ bị tổn thương đối với BĐKH ở Tây Bắc Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Vinh

Dự án thực hiện thành công ở 6 thôn/bản của 6 xã, cơ hội nhân rộng ra các địa bàn khác là phù hợp trong giai đoạn tiếp theo. Lập KHPT KTXH cấp xã hằng năm cần có sự tham gia của người dân, có lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu và theo định hướng thị trường là định hướng và quy định trong thời gian tới. Các nhóm nông dân thích ứng đã có số lượng thành viên nhiều, quy mô sản xuất lớn và đã được tham gia một số hoạt động TCNL là cơ hội phát triển thành Hợp tác xã.

Nguồn: TrangTraiViet.danviet.com

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia