Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Bản tin Chính sách số 33: Thị trường carbon – Tiềm năng và triển vọng của Việt Nam

Việt Nam đã tham gia và tích cực chuẩn bị cho quá trình hình thành và phát triển thị trường carbon trong nước, tiến tới hội nhập với khu vực và thế giới.

Ngày 07/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng ozon. Theo đó, từ nay đến hết năm 2027, Việt Nam sẽ xây dựng các hệ thống quy định, chính sách tạo nền tảng cho thị trường vận hành cũng như thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon. Việt Nam hướng đến chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2028.

Trong đó, thị trường carbon rừng của Việt Nam có tiềm năng mang lại nhiều lợi ích lớn, không chỉ cho mục tiêu giảm phát thải mà còn góp phần phát triển kinh tế – xã hội cho hơn 25 triệu người dân có sinh kế phụ thuộc vào rừng. Với tổng diện tích rừng khoảng 14,7 triệu ha, độ che phủ rừng 42%, ước tính mỗi năm rừng của chúng ta hấp thụ trung bình khoảng 69,8 triệu tấn carbon (CO2). Thông qua thị trường carbon, rừng có thể mang lại một nguồn thu đáng kể phục vụ công tác quản lý, bảo vệ cũng như nâng cao thu nhập cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng.

Bản tin Chính sách số 33 của PanNature thảo luận các khía cạnh khác nhau liên quan đến việc xây dựng thị trường carbon ở Việt Nam, bao gồm thị trường carbon rừng. Chúng tôi hy vọng các thảo luận và khuyến nghị chính sách sẽ đóng góp một cách có ý nghĩa cho quá trình xây dựng thị trường carbon ở Việt Nam, hướng đến mục tiêu mở ra một dòng tài chính mới phục vụ mục tiêu giảm phát thải KNK, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Chân thành cảm ơn Mạng lưới Nông nghiệp Bền vững và Tài nguyên Sinh học châu Á (#ANSAB) và Quỹ Đối tác Carbon trong Lâm nghiệp (#FCPF) đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện ấn phẩm này.

Đọc trực tuyến phía dưới hoặc tải ấn phẩm TẠI ĐÂY

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia