Trong hai ngày 26 và 27 tháng 9 tại xã Kon Pne, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã tổ chức khóa Tập huấn “Giữ gìn sự sinh tồn cho các loài động thực vật rừng ở Kon Pne” cho các Ban phát triển cộng đồng và Tổ liên ngành bảo vệ rừng của xã Kon Pne.
Mục tiêu của khóa tập huấn khóa tập huấn là giúp các thành viên tham gia: (1) Nhận biết và xác định các loài động thực vật quý hiếm cần bảo vệ tại Kon Pne, (2) hiểu cách sử dụng bản đồ để xác định sự phân bố của đa dạng sinh học, (3) thực hành tại hiện trường để áp dụng kiến thức và (4) hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm.
Kon Pne – một xã vùng sâu, xa xôi của huyện KBang, Gia Lai. Vùng đất này không chỉ là nơi sinh sống của người dân tộc Bana, mà còn là ngôi nhà của nhiều loài động thực vật quý hiếm. Kon Pne đang đối mặt với thách thức bảo tồn đa dạng sinh học!
Việc thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học ở xã Kon Pne là trọng tâm cho việc xây dựng mô hình khu bảo tồn do cộng đồng quản lý, và là một phần quan trọng trong mô hình Làng nông lâm nghiệp thông minh trong Chương trình Liên minh Sinh kế Xanh (Green Livelihood Alliance – GLA) do PanNature triển khai tại Gia Lai.
Ban phát triển cộng đồng của ba làng (Kon Hleng, Kon Ktonh và Kon Kring) ở Kon Pne đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ và phát triển rừng, đã và đang trực tiếp thực hiện quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ ở khu vực rừng cộng đồng mà còn ở các diện tích rừng do UBND xã quản lý và khu vực lân cận của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.
Phương pháp tập huấn sẽ được thực hiện thông qua lý thuyết kết hợp thực hành ngoài thực địa để đảm bảo trực quan và gắn với những nội dung, hoạt động cụ thể như đi tuần tra, bảo vệ rừng, giám sát đa dạng sinh học của cộng đồng.
PanNature tin rằng khóa tập huấn sẽ giúp các thành viên tham gia nâng cao nhận thức và kiến thức để bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm ở Kon Pne và VQG Kon Ka Kinh.
Kon Pne là xã vùng sâu, vùng xa của huyện KBang có diện tích rừng tự nhiên lớn và có mức độ đa dạng sinh học cao khi đây là hành lang của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng cũng như Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kon Hà Nừng. Theo báo cáo đánh giá đa dạng sinh học tại hành lang Kon Ka Kinh – Kon Chư Răng cho thấy, khu vực rừng tự nhiên ở xã Kon Pne có hệ động thực vật phong phú, thực vật quý hiếm với nhiều loài động nằm trong sách đổ Việt nam và Danh lục đỏ IUCN. Việc quản lý, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm trong khu vực này là một nhiệm vụ trọng tâm của xã Kon Pne trong đó có sự tham gia trực tiếp của người cộng đồng người Bahnar – là cộng đồng sinh sống từ lâu, đời sống của họ gắn với sản xuất nông, lâm nghiệp. Hiện nay cộng đồng người Bahna xã Kon Pne đang trực tiếp quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trên diện tích rừng tự nhiên của xã Kon Pne và vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học ở xã Kon Pne là một trong những mục tiêu trọng tâm cho việc xây dựng mô hình khu bảo tồn do cộng đồng quản lý – một hợp phần quan trọng trong mô hình Làng nông lâm nghiệp thông minh trong Dự án Liên minh Sinh kế xanh (Green Livelihood Alliance – GLA) do PanNature thực hiện ở Gia Lai. Là hạt nhân trong mô hình Làng nông lâm nghiệp thông minh, Ban phát triển cộng đồng gồm thành viên là đại diện ban ngành, già làng truyền thống và đại diện hộ gia đình ở của 3 làng ở Kon Pne đóng vai trò chính trong bảo vệ và phát triển rừng, gắn liền với bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học trên địa bàn. Từ thực tiễn đó, nhằm nâng cao, tăng cường năng lực cho cộng đồng địa phương trong việc quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học bền vững, PanNature thiết kế một chuỗi các khóa tập huấn trong hai năm 2023 và 2024 để đạt mục tiêu nói trên, cụ thể như sau:
|