Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một công cụ đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Mục tiêu của ĐTM là nhằm đảm bảo cơ quan thẩm quyền xem xét đầy đủ các yếu tố môi trường và xã hội trước khi ra quyết định với các dự án phát triển. Tuy nhiên, ở nước ta, từ trước tới nay vẫn thông tin định tính, thông tin không hiệu quả, thành ra môi trường vẫn bị “ăn quỵt.”

Tại buổi Tọa đàm “Tiếp cận quyền và sự tham gia của các bên liên quan trong đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam,” do Trung tâm con người và Thiên nhiên phối hợp với Diễn đàn các nhà báo môi trường tổ chức sáng nay (20/9), giáo sư Võ khẳng định: “Trong khi ĐTM chưa thể trở thành ‘cây đũa thần,” thì tình trạng ‘ăn quỵt’ môi trường là một kiểu tham nhũng rất nghiêm trọng.”

toadam-dtmẢnh: PanNature.

Chứng minh cho nhận định trên, giáo sư Võ liệt kê một số dự án đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trong tới môi trường, tài nguyên thiên nhiên và vi phạm Luật Di sản như: Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A; hay mới nhất là vụ Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái chôn thuốc trừ sâu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, sức khỏe và tính mạng của người dân trên địa bàn xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa).

“Từ vụ chôn thuốc trừ sâu tại Thanh Hóa, có thể thấy ĐTM chưa đóng góp gì nhiều so với thực tế ô nhiễm mà người dân đã và đang phải gánh chịu. Đáng buồn hơn, vụ việc này đã được người dân phát hiện và phản ánh gần chục năm trời, nhưng họ chỉ nhận được nỗi lo và sự thất vọng. Và cho tới lúc không thể chịu đựng, họ phải tự tay đào ‘mầm bệnh’ lên, để cơ quan chức năng đặt tên là làng ung thư,” giáo sư Võ phân bua.

Qua thực tế trên, giáo sư Võ cho rằng đã đến lúc ĐTM cần có sự thay đổi trong cách đánh giá, trở thành công cụ quản lý môi trường, đảm bảo công bằng và quyền lợi cho người yếu thế. Theo đó, ĐTM bắt buộc phải đảm bảo đầy đủ 3 yếu tố như: Kiểm soát được quyền ra quyết định, thông tin minh bạch và có sự tham gia của người dân địa phương. Trong đó, sự tham gia của người dân và các tổ chức xã là rất quan trọng.

“Tuy nhiên, để làm được điều trên, tôi nghĩ chúng ta cần phải có cơ chế thực và phải có báo cáo thông tin định lượng. Cùng với đó, chúng ta phải ‘phơi’ thông tin trên một phương tiện nhất định, để cộng đồng có thể biết và có sự tham gia chung,” giáo sư Võ khuyến nghị.

Ở một góc độ khác, tiến sỹ Hoàng Văn Nghĩa, Viện Nghiên cứu Quyền con người (Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) thẳng thắn cho biết, ĐTM của nước ta đã có những quy định cụ thể, nhưng cách quản trị, triển khai và thực hiện thì còn rất yếu. Cùng với đó, nhận thức về bảo vệ môi trường của chủ thể nghĩa vụ và thụ hưởng quản lý môi trường còn hạn chế, trong khi việc tiếp cận các nguồn tin đang còn thiếu.

“Để ĐTM phản ánh đúng thực tế, tôi cho rằng cần phải có sự tham gia của cộng đồng, người dân và các tổ chức xã hội như báo chí. Cùng với đó, cần phải thúc đẩy cơ chế tư pháp như thành lập tòa án môi trường. Và vi phạm môi trường cần phải xử lý thật mạnh tay,” tiến sỹ Nghĩa kiến nghị.

Tại tọa đàm, các đại biểu đến từ các cơ quan nhà nước và tổ chức quốc tế cũng cho rằng ĐTM là một công cụ quan trọng để quản lý, đảm bảo công bằng và quyền lợi cho người yếu thế. Do vậy, cần tăng cường sự tham gia của nhân dân vào quá trình hoạch định, thực thi và giám sát chính sách, bao gồm cả vấn đề môi trường; tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội vào giám sát bảo vệ môi trường.

Nguồn: VietnamPlus

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia