Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Báo chí cùng tham gia bảo vệ thiên nhiên trong thập kỷ phục hồi sinh thái

Biến đổi khí hậu, khủng hoảng đa dạng sinh học và suy thoái môi trường là ba thách thức thiên niên kỷ mà toàn cầu đang đối mặt. Trong các câu chuyện thách thức ấy, báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy cộng đồng cùng chung tay bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phục hồi hệ sinh thái và tài nguyên đa dạng sinh học. Tuy nhiên, các chủ đề này đều rộng lớn, đòi hỏi kiến thức chuyên ngành và hiểu biết nhất định. Đây cũng là một trong những trở ngại khiến lĩnh vực bảo tồn tuy rất thú vị và gần gũi với cuộc sống nhưng lại chưa được khai thác tối đa và và tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau dưới lăng kính báo chí. 

Với mong muốn hỗ trợ các nhà báo có điều kiện tìm hiểu, khai thác về chủ đề bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức Chương trình hoạt động trải nghiệm bảo tồn tại Ninh Bình, qua đó, góp phần thúc đẩy sự lan tỏa các câu chuyện bảo tồn đa dạng sinh học dưới góc nhìn báo chí.

Chương trình được tổ chức từ ngày 6-8/6/2024 với sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các cơ quan báo chí địa phương thuộc 4 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn cùng một số nhà báo tại Hà Nội và chuyên gia khách mời.

Trong 3 ngày, Đoàn đã tìm hiểu, trải nghiệm hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình và Vườn quốc gia Cúc Phương. Tại mỗi địa điểm, Đoàn đều được các cán bộ bảo tồn chia sẻ thông tin, hiện trạng bảo tồn cùng những khó khăn, thách thức và giải pháp thúc đẩy bảo tồn động vật hoang dã nói riêng, đa dạng sinh học nói chung.

Các đại biểu đều rất hào hứng khi được tham quan ngắm Voọc Mông Trắng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, được trực tiếp nghe các cán bộ và người dân chia sẻ về hiện trạng, cách thức bảo tồn Voọc hiệu quả. Số lượng Voọc Mông Trắng tại Vân Long hiện được báo cáo ở mức 250-260 cá thể, tuy nhiên, một số nghiên cứu đang được thực hiện tại Vân Long cho thấy con số thực tế có thể còn cao hơn. Đây là tín hiệu rất đáng mừng cho thấy hoạt động bảo tồn Voọc Mông Trắng tại Vân Long nói riêng, các loài động vật hoang dã nói chung có nhiều tiến triển và hiệu quả. Trong đó, thành công lớn nhất tại Vân Long chính là chính sách và định hướng bảo tồn dựa vào cộng đồng – đây cũng là điểm độc đáo mà ít khu vực bảo vệ nào thực hiện được. Tại đây, người dân và Voọc chung sống chan hoà, không hề xung đột, người dân hỗ trợ các cán bộ kiểm lâm bảo tồn loài và được nâng cao nguồn sinh kế, thu nhập từ chính công tác này thông qua hoạt động tuần tra, giám sát rừng và phát triển du lịch bền vững. Có thể nói Vân Long là một mô hình điểm cho sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển.

Ngoài Vân Long, các đại biểu cũng rất xúc động với câu chuyện cứu hộ gấu tại Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình – mỗi cá thể tuy có mảnh đời và hành trình giải cứu khác nhau nhưng đều chung số phận là nạn nhân của nạn chích hút mật gấu và/hoặc mua, bán, nuôi, nhốt gấu bất hợp pháp. Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình cho hay hiện cả nước còn khoảng hơn 200 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt tại các trang trại tư nhân, trong đó riêng Hà Nội chiếm hơn 50%. Họ mong mỏi có thể sớm cứu hộ tất cả các cá thể và chăm sóc chúng tới cuối đời như một phần bù đắp cho những thương đau mà các cá thể phải chịu đựng.

Tại Vườn quốc gia Cúc Phương, Đoàn tham dự buổi chia sẻ về kỹ năng, nghiệp vụ báo chí; cách khai thác các câu chuyện xã hội nói chung, câu chuyện bảo tồn nói riêng dưới lăng kính báo chí; cách kể các câu chuyện ấy sao cho hấp dẫn, chân thực, khách quan và cách theo đuổi các đề tài khó, cần sự dũng cảm và ứng biến linh hoạt của nhà báo.

Chương trình khép lại với dư âm của những người cầm bút vẫn rất vấn vương các câu chuyện về bảo tồn đa dạng sinh học – chuyến đi vừa là nguồn cảm hứng, vừa là động lực thôi thúc các nhà báo lật dở các chủ đề, đề tài về bảo tồn loài, bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường Việt Nam.

Một số hình ảnh của chương trình trải nghiệm: 

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia