Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Ngày 31/12, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã tổ chức Tọa đàm “Chế tài xử lý vi phạm môi trường ở Việt Nam: Nhận diện bất cập và Đề xuất giải pháp” nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu về các bất cập trong chế tài xử lý vi phạm môi trường ở Việt Nam hiện nay. Hoạt động nằm trong Dự án “Công lý cho các làng ung thư ở Việt Nam: Nghiên cứu thực tiễn, các lỗ hổng pháp lý và đề xuất giải pháp chính sách” do Quỹ Hỗ trợ Sáng kiến Tư pháp (JIFF) hỗ trợ. Buổi tọa đàm là cơ hội để các nhà nghiên cứu luật chia sẻ quan điểm và giải đáp câu hỏi từ các cơ quan báo chí về những điểm nóng trong vi phạm môi trường.

31122014_NCBC

Năm 2013 đánh dấu với hai sự kiện ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được phát hiện là Nicotex Thanh Thái (Thanh Hóa) và Hào Dương (Hồ Chí Minh) và quá trình xử lý vi phạm đến năm 2014 có kết luận không xử lý hình sự cả hai vụ việc này. Việc không đủ căn cứ để khởi tố hình sự ngay cả những vụ việc gây ô nhiễm môi trường được cho là nghiêm trọng cho thấy chế tài hình sự dường như đang đứng ngoài “cuộc chiến” với ô nhiễm môi trường tại Việt Nam. Theo Cục cảnh sát môi trường, số vụ xử lý hình sự chiếm chưa tới 2% tổng số vụ vi phạm pháp luật về tài nguyên, môi trường và an toàn thực phẩm bị phát hiện và xử lý trong 7 năm hoạt động (2006-2013).

Thực tế cho thấy tình trạng vi phạm môi trường ở Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến. Năm 2013, riêng lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đã phát hiện 13.386 vụ vi phạm trên toàn quốc, tăng 34% so với năm 2012. Số vụ vi phạm pháp luật môi trường tăng tỷ lệ thuận với tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và sự xuất hiện của những nhóm cộng đồng có tỷ lệ bệnh tật cao. Tuy nhiên, việc xử phạt vi phạm hành chính chưa mang lại hiệu quả vì yêu cầu thực thi các biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại ít được thực hiện nghiêm túc. Từ góc độ kinh tế, khi số tiền xử phạt nhỏ hơn khoản lợi bất chính có được từ hành vi vi phạm, thì rất khó để yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Chế tài xử lý vi phạm môi trường đang tồn tại nhiều khoảng trống lớn trong cả chính sách lẫn thực thi, tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người được hưởng lợi (chủ đầu tư) và những người bị thiệt hại (nhất là cộng đồng dân cư), và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các dự án phát triển tuân thủ pháp luật và những dự án vi phạm. Đó chính là rào cản đối với thực thi nguyên tắc phòng ngừa, cũng như cải tổ sản xuất, kinh doanh theo hướng bền vững và có trách nhiệm hơn của các nhà đầu tư.

Bên cạnh những phát hiện về bất cập trong chế tài xử lý vi phạm môi trường, các khách mời còn nêu lên ý kiến về các sự việc đồng thời đề xuất hướng đi, giải pháp. Tọa đàm kết thúc trong cam kết không tiếp tay cho các hành động vi phạm môi trường và kiên quyết đấu tranh đến cùng vì công lý từ các chuyên gia, các cơ quan truyền thông và các nhà nghiên cứu.

Tài liệu Tọa đàm:

Chương trình Tọa đàm

Nhận diện bất cập trong chế tài xử lý vi phạm môi trường ở Việt Nam 
Bà Nguyễn Hoàng Phượng, Phòng Nghiên cứu Chính sách, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

Một số vấn đề trong xử lý vi phạm môi trường của Nicotex Thanh Thái
Ông Đặng Đình Bách, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển bền vững

Phân tích Thông báo số 271/PC46
Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển bền vững

Một số giải pháp cho xử lý vi phạm môi trường
TS. Vũ Thị Duyên Thủy, Trường ĐH Luật Hà Nội

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia