Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Thúc đẩy các biện pháp bảo tồn khu vực hiệu quả khác (OECMs)

Là một nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới, song Việt Nam đang đối mặt với các thách thức lớn trong bảo tồn đa dạng sinh học. Một trong những thách thức là diện tích khu bảo tồn chính thức của Việt Nam hiện còn thấp hơn nhiều so với các mục tiêu được nêu trong Chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo thống kê, diện tích các khu bảo tồn chính thức của Việt Nam chỉ chiếm 7,96% diện tích đất liền và 0,17% diện tích biển.

“Các biện pháp bảo tồn khu vực hiệu quả khác” (Other Effective Area-based Conservation Measures – OECMs) hiện được cho là một giải pháp tiềm năng để giải quyết thách thức này. OECM là các khu vực nằm ngoài hệ thống khu bảo tồn chính thức, đóng góp đáng kể vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học và có tiềm năng lấp đầy những khoảng trống quan trọng trong các chiến lược bảo tồn. Đáng chú ý, nhiều OECMs cũng chính là các Khu bảo tồn cộng đồng (ICCA), hiện đang được quản lý hiệu quả nhưng nhưng chưa được công nhận và hỗ trợ đầy đủ.

Những khu rừng của người dân, vùng đất ngập nước do cộng đồng bảo vệ, hay các khu vực sinh thái quan trọng đều có thể trở thành OECMs – “khu bảo tồn hiệu quả khác”. Việc áp dụng OECM tại Việt Nam không chỉ giúp mở rộng diện tích bảo tồn một cách hiệu quả mà còn hỗ trợ sinh kế địa phương, bảo tồn các giá trị văn hóa và tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.

Để thúc đẩy các thảo luận về OECM tại Việt Nam, trong hai ngày 14 & 15/2/2025, tại Vân Hồ (Sơn La), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức Chương trình gặp mặt đầu xuân với chủ đề Thúc đẩy các biện pháp bảo tồn khu vực hiệu quả khác (OECMs) nhằm hiện thực hóa mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam đến năm 2030. Sự kiện có sự góp mặt của đại diện các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu, trường đại học, đại diện cộng đồng và tổ chức bảo tồn.

Tại sự kiện, các đại biểu đã cùng thảo luận một số nội dung chính:

  •  Yêu cầu và định hướng của Việt Nam về thực hiện OECM nhằm đạt mục tiêu 30×30
  • OECMs: nội hàm, tiêu chí và cách thức nhận diện
  • Kinh nghiệm thực hiện OECM ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam
  • Một số mô hình OECM tiềm năng về bảo tồn linh trưởng tại Vân Hồ, Quảng Bình và   Quảng Nam

Chương trình nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng cơ chế OECM phù hợp với bối cảnh Việt Nam nhằm bảo tồn những giá trị thiên nhiên quan trọng tại những vùng sinh cảnh đa dạng trên đất liền và vùng biển, ven biển, góp phần hiện thực hóa mục tiêu 30×30 theo cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030.

Một trong những trải nghiệm đáng nhớ của Chương trình là hoạt động tham quan không gian sinh sống của quần thể Vượn đen má trắng cực kỳ nguy cấp tại Vân Hồ. Khu vực này hiện đang được cộng đồng tự nguyện bảo vệ nhưng ngày càng bị thu hẹp và phân mảnh. Sinh cảnh phân mảnh của quần thể Vượn quý hiếm cho thấy sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động phục hồi rừng và hỗ trợ cho cộng đồng bảo tồn loài vượn tại đây.  

Dưới đây là hình ảnh và các bài trình bày được chia sẻ tại sự kiện:

Toàn cảnh sự kiện
Ông Trịnh Lê Nguyên – Giám đốc PanNature phát biểu tại sự kiện

Bà Lương Thị Trường, Giám đốc Trung tâm vì sự phát triển bền vững miền núi (CSDM) phát biểu tại Chương trình
Đại diện cộng đồng xã Kon Pne, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai
Tham quan khu vực sinh cảnh của loài vượn má trắng tại xã Hua Tạt, Vân Hồ
Giao lưu với cộng đồng tại Vân Hồ

Chương trình Buổi gặp gỡ thảo luận

Yêu cầu và định hướng của Việt Nam về thực hiện OECMs nhằm đạt mục tiêu 30×30 – Bà Phan Thị Quỳnh Lê, Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Bộ TNMT

OECM: Định nghĩa, Tiêu chí và công cụ – Ông Nguyễn Đức Tuấn, Điều phối viên IUCN-Việt Nam

Kinh nghiệm thực hiện OECM ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam – PGS. TS. Nguyễn Tài Tuệ, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội

Giá trị đa dạng sinh học trong các khu OECM: Nội hàm và tiêu chí? – PGS. TS. Nguyễn Tài Tuệ và TS. Trần Đăng Quy
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Rà soát các khu vực OECMs giàu tiềm năng tại Việt Nam Bà Đỗ Thị Nhung – Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội

OECMs và tiềm năng đóng góp cho bảo vệ đa dạng sinh học tại các địa phương – Ông Nguyễn Bá Thẩm, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

Bảo tồn voọc gáy trắng từ nỗ lực của cộng đồng đến ghi nhận của chính quyền địa phương – Ông Nguyễn Thanh Tú, Trưởng nhóm bảo vệ loài Voọc tự nguyện

Cộng đồng nỗ lực bảo tồn loài chà vá chân xám tại xã Tam Mỹ Tây, tỉnh Quảng Nam – Ông Hoàng Quốc Huy, Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet)

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia