Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Đây là câu hỏi của ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Hội Liên hiệp Khoa học kỹ thuật Việt Nam), muốn gửi đến Bộ trưởng Bộ NN-PTNT

* Phóng viên: Sau quá trình khảo sát, Trung tâm Con người và thiên nhiên nhận ra điều gì từ sự “bùng nổ” thủy điện hiện nay?

– Ông Nguyễn Việt Dũng:  Cụ thể là ở Lào Cai, Lâm Đồng, Đồng Nai, Quảng Nam, chúng tôi làm việc với sở, ban, ngành liên quan, ban quản lý các khu bảo tồn, vườn quốc gia và chính các chủ đầu tư. Thực tế, chúng tôi nhận thấy các sở, ban, ngành tham mưu cho UBND các tỉnh thường không dám “cãi” chủ trương phát triển thủy điện của tỉnh và thường nói kiểu nước đôi như “ủng hộ chủ trương phát triển sản xuất điện là đúng đắn và khẳng định làm theo đúng luật”. Còn các ban quản lý khu bảo tồn, vườn quốc gia rất yếu thế trong việc ngăn chặn sự “tấn công” của thủy điện.

Tôi cho rằng hiện nay, quy định pháp luật đang tạo điều kiện cho UBND các tỉnh thao túng việc chuyển đổi rừng đặc dụng. Bộ NN-PTNT làm chưa hết trách nhiệm.

* Nhưng các dự án thủy điện đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường?

– Đúng là quy định có bắt buộc nhưng không bảo đảm chắc chắn việc báo cáo có đánh giá tác động đầy đủ trên các mặt từ xã hội, hệ sinh thái… Đáng nói là trong báo cáo đánh giá tác động môi trường không có sự tham vấn của các tổ chức ngoài Nhà nước, các đơn vị độc lập, tổ chức phi chính phủ, người dân… nên không thể xác đáng. Tôi cho rằng không có báo cáo đánh giá tác động môi trường nào thực sự nghiêm túc.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dễ bị làm giả vì hiện nay, pháp luật chưa quy định chặt chẽ đơn vị nào mới được làm việc này như phải có chứng nhận hành nghề. Đặc biệt là hiện nay báo cáo đánh giá tác động môi trường lại do chủ đầu tư bỏ tiền thuê đơn vị tư vấn thì sẽ không có đơn vị tư vấn nào đi làm tổn hại người thuê mình cả. Báo cáo sau đó được đưa lên Hội đồng Thẩm định cấp tỉnh – đây là nút chặn quan trọng để dự án có được thông qua hay không. Có điều hội đồng này lại không bị pháp luật ràng buộc trách nhiệm nên khi dự án có vấn đề cũng chẳng ai chịu trách nhiệm. Các nước thì khác, họ có tòa án môi trường và hệ thống pháp luật rất cụ thể để quy rõ trách nhiệm các bên liên quan.

* Đơn vị tư vấn, quy hoạch hệ thống phát điện đề xuất là một chuyện, còn việc quyết cho làm hay không phải là Bộ Công Thương, NN-PTNT, Tài nguyên-Môi trường, chính quyền địa phương…?

– Đúng là như vậy. Nhưng có bất cập hiện nay là đơn vị tư vấn quy hoạch và tư vấn xây dựng thủy điện lại là “một địa chỉ”. Đơn vị vẽ ra quy hoạch thủy điện thì sau này lại làm tư vấn kỹ thuật từng dự án cụ thể. Chính lợi ích sát sườn nên quy hoạch tràn lan thủy điện là khó tránh khỏi.

* Có nhiều ý kiến cho rằng nhiều chủ đầu tư làm thủy điện chủ yếu nhắm tới khai thác gỗ?
– Đúng là có việc này. Tôi muốn gửi câu hỏi này đến Bộ trưởng Bộ NN-PTNT là “đến nay bộ đã có tổng hợp, rà soát xem thủy điện làm mất bao nhiêu rừng, đặc biệt là rừng đặc dụng”. Vì từ rà soát chính xác mới có quy hoạch về thủy điện cũng như quy hoạch phát triển rừng.

1 MW điện đổi 62,63 ha rừngTheo nghiên cứu “Phát triển thủy điện và hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam”, cả nước có 47/128 rừng đặc dụng có sự hiện hữu ngay trong lòng hoặc tác động từ bên ngoài của 119 dự án thủy điện lớn, nhỏ. Như vậy, trung bình mỗi vườn quốc gia, khu bảo tồn “cõng” khoảng 2,5 dự án thủy điện. Có được 1 MW điện sẽ mất 62,63 ha diện tích đất rừng và rừng đặc dụng.

Nguồn: Báo Người Lao động


Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia