Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Sự kiện Chính phủ Lào thông báo lên Ủy hội sông Mê Kông kế hoạch xây dựng thủy điện Xayabury – con đập đầu tiên trong chuỗi 12 đập thủy điện dự kiến xây dựng trên dòng chính sông Mê Kông vào tháng 10 năm 2010 đã thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo các quốc gia hạ nguồn Mê Kông, đồng thời dấy lên trào lưu phản biện và phản đối mạnh mẽ trong cộng đồng khu vực và quốc tế suốt thời gian qua. Người ta có đầy đủ lý do để lo ngại khi “cánh cửa” Xayabury được mở ra, các dự án thủy điện còn lại sẽ nối tiếp nhau ra đời và đặt dấu chấm hết cho một hệ sinh thái Mê Kông vốn cực kỳ trù phú và đa dạng, là nguồn sống dồi dào của trên 65 triệu người dân sống trong lưu vực.

Mặc dù vậy, thủy điện Xayabury và câu chuyện phát triển thủy điện trên dòng chính của sông mới chỉ là những chi tiết bề nổi của bức tranh phát triển đầy phức tạp của tiểu vùng Mê Kông mở rộng, trong đó chứa đựng những động cơ và cạnh tranh lợi ích không chỉ của những quốc gia trong lưu vực mà cả các bên có liên quan khác. Mối quan hệ phụ thuộc, chi phối hay hợp tác giữa các bên được thể hiện thông qua nhiều sáng kiến đa phương và song phương khác nhau.

Trước sức ép mạnh mẽ nhằm vượt qua suy thoái và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các quốc gia tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng ngày càng chú trọng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng và nhận được sự hậu thuẫn của các thế chế tài chính quốc tế và trong nước. Một cuộc chạy đua về khai thác và tiêu thụ năng lượng đang diễn ra nóng bỏng, nhưng đã dần hé lộ những mặt trái, với hệ quả là những bất ổn về các vấn đề an ninh phi truyền thống như môi trường, lương thực và sinh kế của người dân.

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) là tổ chức phi lợi nhuận của Việt Nam, trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương thông qua tìm kiếm, quảng bá, thực hiện các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường. Trong thời gian qua, Trung tâm Con người và Thiên nhiên đóng vai trò kết nối thông tin và đã chủ trì, phối hợp tổ chức một số chương trình tọa đàm, đối thoại chính sách liên quan đến vấn đề phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông ở cả phạm vi trong nước và khu vực. Chương trình tọa đàm này được tổ chức với mục tiêu chia sẻ thông tin và cung cấp một góc nhìn mở rộng, tổng thể đối với báo chí và các nhà nghiên cứu khi bàn về vấn đề phát triển thủy điện trên dòng Mê Kông.

Diễn giả:

  • TS. Tira Foran, Ban Khoa học về các Hệ sinh thái, Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối thịnh vượng chung Australia
  • TS. Carl Middleton, Giảng viên Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Chulalongkorn
  • TS. Richard P. Cronin, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm Stimson, Hoa Kỳ
  • Ông Timothy Hamlin, Cán bộ nghiên cứu, Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm Stimson, Hoa Kỳ
  • TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiểu vùng sông Mê Kông, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới
  • TS. Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững Tài nguyên nước và Thích nghi biến đổi khí hậu (CEWAREC)
  • Ông Nguyễn Nhân Quảng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ quản lý tổng hợp tài nguyên nước (CIWAREM)
  • Ông Daniel King, Giám đốc Chương trình Luật Châu Á, Tổ chức EarthRights International

Chủ Nhật, ngày 02/10/2011, từ 8:00 – 17:00
Khách sạn Riverside Sài Gòn, 18-19-20 Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Điều hành hội thảo: Ông Trịnh Lê Nguyên/Ông Nguyễn Việt Dũng, Trung tâm Con người và Thiên nhiên

Các bài trình bày trong chương trình

Hệ thống năng lượng Mê Kông và câu chuyện về phát triển thủy điện – TS. Tira Foran (bản tiếng Anh)

Vai trò của các thể chế tài chính quốc tế đối với phát triển năng lượng khu vực GMS – TS. Carl Middleton (bản tiếng Anh)

Thủy điện Mê Kông và vấn đề an ninh con người – Ông Timothy Hamlin

Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Kông và vai trò của Hoa Kỳ trong khu vực – TS. Richard P. Cronin

Chiến lược đầu tư phát triển năng lượng (thủy điện) của Trung Quốc tại lưu vực Mê Kông – TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung

Hệ thống đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông – TS. Đào Trọng Tứ

Công lý môi trường và vấn đề phát triển năng lượng trong vùng Mê Kông – TS. Carl Middleton

Các hiệp định hợp tác song phương và đa phương và tác động lên tài nguyên thiên nhiên ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng – Ông Nguyễn Nhân Quảng

Những khoảng trống trong hiệp định Mê Kông 1995 – Ông Daniel King

Các tài liệu tham khảo khác

Thủy điện Mê Kông: Ai được, ai mất?

Vai trò của Trung Quốc và vấn đề địa chính trị của các đập thủy điện hạ nguồn Mê Kông

Chính sách phát triển Mê Công trên quy mô khu vực: Ảnh hưởng và ứng phó từ phía Việt Nam

Khoa học và công nghệ vì sự phát triển bền vững của Đồng bằng sông Cửu Long

Các tài liệu tham khảo khác đã đăng tải trên website của PanNature tại đây >>

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia