Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Trong quý III/2011, đã có khoảng 50 văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và hành chính đáng chú ý, trực tiếp liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững do Chính phủ và các bộ, ngành ban hành. Những vấn đề chính được đề cập là các kế hoạch, đề xuất và biện pháp bảo vệ rừng, thông qua quy hoạch các vườn quốc gia quan trọng, thể chế hoá và ban hành các công cụ kỹ thuật quản lý môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên khoáng sản, sử dụng năng lượng tiết kiệm và áp dụng các công cụ xử phạt hành chính, thuế, phí trong quản lý tài nguyên và môi trường.

Một chính sách nổi bật là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tạm dừng việc cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản trên phạm vi cả nước kể từ ngày 30/8/2011, đồng thời yêu cầu các bộ, ngành liên quan tiến hành báo cáo hiện trạng quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến và xuất khẩu các loại khoáng sản để nhà nước chấn chỉnh và tăng cường các biện pháp quản lý. Cùng với chỉ đạo này, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, đồng thời tiến hành lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Trong quý này Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường. Từ ngày 01/01/2012 khi Nghị định này có hiệu lực thì các quy định về khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường sẽ được áp dụng cho các đối tượng là xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch, gas dùng cho thiết bị lạnh và công nghiệp bán dẫn, một số loại túi (nhựa) nilon, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ mối. Trong lĩnh vực năng lượng, ngày 21/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (còn gọi là Quy hoạch điện VII), theo đó mục tiêu phát triển điện năng đến năm 2020 vẫn tập trung cho nhiệt điện than và thuỷ điện (chiếm hơn 70% tổng công suất). Song hành cùng chính sách này là quy định của nhà nước về mức xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo Nghị định 73/2011/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/10/2011. Và một trong những nhóm đối tượng chính bị điều chỉnh bởi Nghị định này chính là 1190 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên toàn quốc (đến năm 2011) đã được xác định bởi Quyết định 1294/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 01/8/2011.

Bên cạnh một số hướng dẫn cụ thể về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, quy trình kỹ thuật quan trắc các thành phần môi trường, trong quý III/2011 Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành (thông tư) quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và danh mục loài ngoại lai xâm hại ở Việt Nam.

Trong lĩnh vực quản trị rừng và bảo tồn thiên nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững của 4/6 vườn quốc gia do Bộ trực tiếp quản lý (Tam Đảo, Cát Tiên, Bạch Mã và Cúc Phương); công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2010; đồng thời tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 1685/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ. Ngoài ra, Bộ này cũng đang tiếp tục các nỗ lực phối hợp triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; điều tra và kiểm kê rừng tại Bắc Kạn và Hà Tĩnh (điểm mẫu); và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2012 và giai đoạn tiếp theo. Chi tiết các chính sách quan trọng nêu ở trên được trình bày trong các phần tiếp theo của Ban tin Chính sách này.
 

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia