Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thẩm định chay, thẩm định bằng việc ngồi bàn giấy tại nhà; biết báo cáo sao chép nhưng vẫn thông qua…

TS Nguyễn Khắc Kinh, nguyên Vụ trưởng Vụ thẩm định và đánh giá tác động môi trường, Phó chủ tịch Hội Đánh giá tác động môi trường thừa nhận: “Mấy chục năm làm việc, tôi có mặt trong khoảng 1.500 hội đồng thẩm định, tôi thấy, chẳng có cái nào “ngon” ngay từ đầu. Cái nào cũng phải sửa đi, chữa lại”.

“Gửi gắm” để được thông qua

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã dành thời gian 3 năm để nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với các dự án đầu tư tại Việt Nam. Thạc sĩ Nguyễn Việt Dũng, Phó giám đốc PanNature, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: “Tiếp cận hơn 100 dự án về thủy điện, công nghiệp… càng chứng tỏ cái gọi là “đầu voi, đuôi chuột” trong việc thực thi pháp luật về môi trường”.

Nhiều dẫn chứng cụ thể đã được nêu ra, như phần đánh giá tác động xã hội trong báo cáo ĐTM của dự án Titan Hà Tĩnh chỉ có ½ trang, dự án thủy điện Hương Sơn chỉ có 01 trang. Các đánh giá được trình bày chung chung, không có chiều sâu và hoàn toàn không khác biệt so với các dự án khác. Hay như báo cáo ĐTM của dự án thủy điện Lai Châu – một trong ba công trình thủy điện lớn trên sông Đà với công suất 1.200MW, toàn bộ nội dung dày tới 200 trang, nhưng phần đánh giá tác động kinh tế – xã hội cũng chỉ chiếm 2 trang.

Thủy điện vẫn là một trong số các dự án được giới chuyên môn cho rằng ảnh hưởng đến môi trường nhiều nhất. Trong ảnh: Thủy điện Sử Pán (Lào Cai). Ảnh:  Bích Ngọc

TS Nguyễn Khắc Kinh không dấu giếm thực tế “nhiều cái không bằng lòng lắm nhưng cuối cùng cũng cho qua”. Lý do được ông Kinh chỉ ra là vì: “Do trình độ, sức ép về kinh tế là một phần, nhưng cơ bản là “sự gửi gắm” của “ông to, bà lớn” yêu cầu châm chước cho các dự án, khuyến khích đầu tư của tỉnh nhà… thành ra các sở không dám làm “găng” và quan trọng hơn cả là đơn vị đứng ra thẩm định không có trình độ tương xứng”.

Có những dự án, dù biết rằng có nhiều vấn đề chưa thuyết phục; song những người thẩm định cũng chẳng thể đủ cơ sở khoa học hay con số để “bác” lại dự án. TS Kinh thừa nhận: “Cá nhân tôi làm công tác thẩm định ĐTM nhiều rồi, nhưng số lần tôi đi xuống tận hiện trường cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay”.

Làm cho có

PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường cũng chia sẻ, hiện tượng các chuyên gia tư vấn thường được “khoán” làm một báo cáo ĐTM cho “phù hợp với yêu cầu của pháp luật” là rất phổ biến ở các địa phương. Vì vậy, việc tuân thủ quy trình và yêu cầu chất lượng báo cáo ĐTM thường bị làm ngơ hoặc xem nhẹ. Báo cáo ĐTM hiện nay “mới chỉ quan tâm đến tác động có hại trực tiếp, trước mắt. Các phương án giảm thiểu tác động thì quá sơ sài, hoặc thiếu tính khả thi, hoặc chỉ là lời hứa hẹn không có cơ sở”.

Lý giải về những khó khăn cho công tác này, TS Mai Thanh Dung, Cục trưởng Cục thẩm định và ĐTM cho rằng chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ dự án và tư vấn trong quá trình thực hiện ĐTM, nhiều trường hợp chủ dự án đã giao khoán, phó mặc cho tư vấn môi trường thực hiện ĐTM, trong khi trách nhiệm pháp lý là thuộc chủ dự án. “Thành phần hội đồng thẩm định ở nhiều địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định nên dẫn đến chất lượng của công tác thẩm định còn hạn chế”.

Đây cũng chính là cơ sở để các chủ đầu tư của dự án đánh giá thấp vai trò của môi trường và hệ sinh thái. Điển hình như dự án Tam Đảo II, khi lập hiện trạng môi trường phục vụ cho chuẩn bị dự án Tam Đảo II (xây dựng khu du lịch sinh thái với nhiều khu vui chơi giải trí do nước ngoài đầu tư) ở vùng lõi Tam Đảo đã đánh giá là khu vực “nghèo đa dạng sinh học, không có giá trị bảo tồn” (!); báo cáo ĐTM cho đề xuất dự án xây dựng thủy điện Rào Àn 1 và Rào Àn 2 trong vùng rừng nguyên sinh kề VQG Vũ Quang ở xã Kim Sơn (Hà Tĩnh) đã không đề cập đến tác động của dự án đối với các loài thú lớn có giá trị bảo tồn trên toàn cầu bị đe dọa như sao la, voi; hay như câu chuyện mới đây nhất là dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, báo cáo ĐTM cho rằng không ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái.

Bích Ngọc – Báo Đất Việt


Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia