Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Việt Nam hiện có hơn 2 triệu ha rừng đặc dụng, chiếm khoảng 15% diện tích rừng trên cả nước với nhiều loại động thực vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao. So với các nước trong khu vực, đầu tư của Chính phủ Việt Nam cho công tác quản lý rừng tính trên mỗi đơn vị ha tương đối cao. Tuy nhiên các chính sách và quy chế quản lý rừng đặc dụng hiện nay vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Chất lượng rừng đặc dụng vẫn không ngừng suy giảm, ảnh hưởng đến nguồn sống, sinh kế của người dân sống xung quanh và góp phần đe dọa sự sống của nhiều loài sinh vật. Thực tế cho thấy chỉ khi công tác quản lý rừng thu hút được sự tham gia của cộng đồng địa phương thì tình trạng này mới có thể được giải quyết.

Cùng với Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo 2003 – 2008 và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2006 – 2010, Chính phủ Việt Nam chủ trương tiếp tục cải cách chính sách lâm nghiệp, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích thu được từ quản lý rừng với các đối tác liên quan ở địa phương. Quá trình mở rộng xã hội hóa lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng được hỗ trợ bởi các quy định và chính sách quốc gia. Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004) và Chiến lược phát triển Lâm nghiệp (2007) đã cho phép thực hiện cơ chế quản lý rừng dựa vào cộng đồng, qua đó mang lại lợi ích cho người dân và chủ rừng.

Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn tồn tại khoảng cách đáng kể giữa chính sách và các quy chế hướng dẫn thực thi. Quyết định 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng nghiêm cấm mọi hình thức khai thác trong khu vực rừng đặc dụng và đó là quy chế thực hiện mà các cán bộ quản lý nhà nước phải tuân thủ. Điều này thường mâu thuẫn với lợi ích của người dân sống xung quanh rừng đặc dụng vốn ít nhiều vẫn sống dựa vào rừng. Việc quản lý bảo tồn rừng đặc dụng dựa vào cộng đồng do đó còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Dự án “Sự tham gia của các tổ chức bảo tồn địa phương trong quản lý và bảo vệ rừng đặc dụng” được xây dựng nhằm mục tiêu mang lại nhiều lợi ích cho các cộng đồng sống trong và xung quanh khu bảo tồn và đẩy mạnh công tác bảo tồn bằng cách hỗ trợ sự tham gia của người dân trong quản lý và phát triển khu bảo tồn.

Mục tiêu cụ thể của dự án là nâng cao năng lực cho các tổ chức địa phương nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng tại ba khu bảo tồn được lựa chọn và nâng cao năng lực cho tổ chức phi chính phủ địa phương nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong các chính sách quản lý rừng đặc dụng Việt Nam.

Dự án được phối hợp thực hiện bởi Tổ chức Bảo tồn Động thực vật hoang dã Quốc tế (FFI Việt Nam) và Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) với sự tài trợ của Uỷ ban châu Âu (EU) và quỹ Ford (US). Thời gian thực hiện dự án từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2012. Mô hình phối hợp quản lý bảo vệ rừng đặc dụng được xây dựng thí điểm tại 3 khu bảo tồn: Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái), Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca (tỉnh Hà Giang) và Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông (tỉnh Hòa Bình).

Các địa bàn thực hiện dự án

Các hoạt động chính trong dự án bao gồm nâng cao nhận thức các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý khu bản tồn về lợi ích của hình thức phối hợp quản lý khu bảo tồn; nâng cao năng lực cho các tổ chức cộng đồng để tiến tới đàm phán các thoả thuận trong quản lý khu bảo tồn; hỗ trợ các hoạt động sinh kế ưu tiên được mô tả trong thỏa thuận quản lý thông qua các gói tài trợ nhỏ; tạo điều kiện để cộng đồng tham gia một số chức năng quản lý khu bảo tồn được lựa chọn; nâng cao năng lực cho tổ chức phi chính phủ Việt Nam tiếp cận xúc tiến đổi mới chính sách về phối hợp quản lý khu bảo tồn ở cấp quốc gia.

Dự kiến kết quả sẽ đạt được của dự án là: Năng lực và động lực thúc đẩy hình thức phối hợp quản lý tài nguyên rừng được xây dựng giữa các cộng đồng địa phương, ban quản lý khu bảo tồn và chính quyền địa phương; Các tổ chức cộng đồng được thành lập cho phép cộng đồng tham gia một cách có ý nghĩa vào quản lý tài nguyên trong sự phối hợp với khu bảo tồn; Các nhà hoạch định chính sách có nhận thức sâu sắc hơn về sự cần thiết điều chỉnh các quy chế quản lý và hướng dẫn thực hiện quản lý đối với rừng đặc dụng nhằm khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng; PanNature thu được kỹ năng, kinh nghiệm và sự tín nhiệm cần thiết để nhân rộng mô hình có sự tham gia của người dân và tiếp cận xúc tiến đổi mới chính sánh đến những khu vực ưu tiên khác ở Việt Nam.

TIN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN

Họp sơ kết quý I/2012 Hội đồng Tư vấn Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải, Yên Bái

Thoả thuận hợp tác giữa ban quản lý khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc Mũi Hếch Khau Ca, Hà Giang với địa phương

Quản lý rừng bền vững với mô hình ban tự quản lâm nghiệp tại khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông

CÁC BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN

Từng bước tiếp cận đồng quản lý rừng đặc dụng ở Mù Cang Chải

Đồng quản lý để bảo vệ rừng đặc dụng

Mù Cang Chải gắn sinh kế của người dân với bảo vệ rừng

Trao quyền cho người dân sẽ bảo vệ rừng tốt hơn

Chuyện lạ ở khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia