Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Chính sách Đổi Mới từ hơn 25 năm trước đã giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và tương đối ổn định trong thời gian vừa qua. Định hướng phát triển nền kinh tế đa thành phần đã hậu thuẫn cho sự phát triển bùng nổ của kinh tế tư nhân và tạo những bước đà mới cho phát triển kinh tế. Đời sống của người dân, qua đó, đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, theo phân tích của nhiều học giả trong và ngoài nước,  trong hơn hai thập kỷ qua, nền kinh tế của Việt Nam được vận hành theo mô hình tăng trưởng chiều rộng và chủ yếu vẫn phụ thuộc vào khai thác tài nguyên. Theo đó, lợi thế từ các ngành kinh tế sử dụng nhiều tài nguyên như khai khoáng, dầu mỏ, thủy điện, phát triển cây công nghiệp, sản xuất nông sản, khai thác và chế biến gỗ … đã được tận dụng tối đa phục vụ mục tiêu tăng trưởng.

Mô hình phát triển kinh tế theo chiều rộng cùng với tốc độ gia tăng dân số đã đặt một sức ép rất lớn lên môi trường và hệ sinh thái ở Việt Nam.  Để phục vụ mục tiêu tăng trưởng,  nhiều diện tích đất rừng tự nhiên đã được chuyển đổi mục đích sử dụng sang sản xuất nông nghiệp, phát triển cây công nghiệp, khai thác khoáng sản, thủy điện hoặc để phục vụ công tác tái định cư trong các công trình phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, quá trình tự do hóa thương mại quốc tế đã gián tiếp dẫn đến tình trạng khai thác và xuất khẩu tài nguyên quá mức. Khai thác và mua bán lâm sản trái phép ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường. Ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp cũng trở nên nhức nhối ở nhiều nơi.

media-policy-workshop-03Ảnh: PanNature.

Nhìn lại chặng đường đổi mới và phát triển, Việt Nam đã đạt được những kết quả tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo đáng ghi nhận. Tuy nhiên, cái giá đã phải trả cho tăng trưởng không hề nhỏ. Đó là nguồn tài nguyên không tái tạo dần bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng,  các hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái và đa dạng sinh học bị suy giảm.

Là một quốc gia đang phát triển, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với một số ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam như nông, lâm và ngư nghiệp mà còn là nguồn sinh kế thiết yếu của cộng đồng dân cư nghèo, sống biệt lập và dễ bị tổn thương. Bởi vậy, các vấn đề về tài nguyên môi trường sẽ đặt Việt Nam trước một thách thức lớn trong việc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo lợi ích của người nghèo trong tiến trình phát triển kinh tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế gắn liền với bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu thực hiện Chương trình nghị sự 21 về Phát triển bền vững từ năm 1992. Qua đó, Việt Nam cam kết theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững: phát triển kinh tế phải đảm bảo hài hòa với bảo vệ môi trường và công bằng xã hội. Việt Nam cũng đã tích cực xây dựng một hệ thống các văn bản pháp luật khá đẩy đủ liên quan đến môi trường như Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Tài nguyên Nước, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Đa dạng sinh học …

Tuy vậy, một thực tế vẫn không thể phủ nhận là tình trạng suy thoái môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là chủ trương ưu tiên mục tiêu phát triển kinh tế kéo dài trong suốt hơn 2 thập kỷ qua, những xung đột giữa quy hoạch phát triển và quy hoạch bảo tồn thiên nhiên, quyền lực thực sự của các cơ quan làm công tác bảo vệ môi trường, và vấn đề minh bạch trong quản trị tài nguyên thiên nhiên.

Trước thực trạng mô hình phát triển hiện tại đang bộc lộ nhiều bất cập, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng đề án tái cơ cấu nền kinh tế nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng. Đây cũng là một thời điểm phù hợp để đánh giá lại vấn đề gắn kết giữa chính sách phát triển và công tác bảo vệ môi trường.  Trong bối cảnh đó, Trung tâm Con người và Thiên nhiên tổ chức hội thảo “Hài hòa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam: Thực tiễn và thách thức chính sách”. Hội thảo này là một cơ hội để giới nghiên cứu và các cơ quan truyền thông cùng chia sẻ mối quan tâm về vấn đề chính sách phát triển, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên.

media-policy-workshop-01Ảnh: PanNature.

Mục tiêu

  • Nhìn nhận và đánh giá lại những bất cập, thách thức trong chính sách phát triển đối với mục tiêu bền vững môi trường ở Việt Nam.
  • Thảo luận và gợi ý chính sách nhằm đảm bảo hài hòa mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

Thời gian và địa điểm

  • Thời gian: Ngày 20 – 21 tháng 9 năm 2012.
  • Địa điểm:    Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình)

Thành phần tham gia

  • Truyền thông và báo chí
  • Các nhà nghiên cứu
  • Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ
  • Chính quyền địa phương

CÁC BÀI TRÌNH BÀY TRONG HỘI THẢO

Thực trạng công tác bảo vệ môi trường trong 25 năm thực hiện đổi mới kinh tế và vấn đề chuyển đổi phương thức phát triển theo hướng nền kinh tế xanh
PGS. TS.  Nguyễn Thế Chinh  – Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường

Đánh giá tác động môi trường trong quá trình ra quyết định đối với các dự án phát triển: Một số bất cập lớn trong thực tiễn thực hiện ở Việt Nam
TS. Nguyễn Khắc Kinh – Nguyên Vụ trưởng Vụ thầm định và đánh giá tác động môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bất cập trong chính sách quản lý khoáng sản ở địa phương và hệ lụy: Trường hợp đổi vàng lấy du lịch ở Bắc Kạn
Nhà báo Âu Văn Vượng

Những bài học từ chính sách phát triển cây cao su ở Việt Nam
Nhà báo Ngô Văn Huân

Thương mại gỗ: Nhu cầu thị truờng và các tác động đối với công tác bảo vệ rừng
TS. Tô Xuân Phúc – Tổ chức Forest Trends, Hoa Kỳ

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
ThS. Ngô Thuần Khiết, P. Trưởng ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Liên hiệp các Hội Khoa học Công nghệ Việt Nam (VUSTA)

Buôn bán động vật hoang dã và những thách thức đối với bảo tồn ở Việt Nam
TS. Nguyễn Mạnh Hà – Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES), Trường ĐH Quốc gia Hà Nội

Quản lý gây nuôi và bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam
Ông Vương Tiến Mạnh – CITES Việt Nam

Vai trò và sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình ra quyết định phát triển thủy điện ở Việt Nam
ThS. Nguyễn Việt Dũng, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

Ngân hàng thương mại Việt Nam và trách nhiệm đối với môi trường, xã hội
Th.S. Nguyễn Hồng Anh – Trung tâm Con người và Thiên nhiên

Tài liệu tham khảo phục vụ hội thảo

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia