Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Nhằm góp phần hoàn thiện nội dung Dự thảo 6 về Định nghĩa gỗ hợp pháp và bản Dự thảo 3 về Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ (TLAS) phục vụ việc đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) tại Việt Nam, ngày 25/02/2013, Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VNGO-FLEGT) tổ chức hội thảo tham vấn các tổ chức thành viên về hai văn bản này.

Hội thảo tham vấn về tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, tổ chức ngày 23 – 24/11/2012 tại Hà Nội
Hội thảo tham vấn các tổ chức thành viên về Dự thảo 6 về Định nghĩa gỗ hợp pháp và Dự thảo 3 về Hệ thống TLAS, tổ chức ngày 25/02/2013 tại Hà Nội

Nhìn chung, bản Dự thảo 6 về Định nghĩa gỗ hợp pháp và bản Dự thảo 3 về Hệ thống TLAS có nhiều tiến bộ so với bản Dự thảo 5 về cả thiết kế cấu trúc lẫn nội dung. Đặc biệt, việc thiết lập mối quan hệ giữa Phương thức khai thác – Chủ khai thác – Bằng chứng xác minh gỗ hợp pháp – Tài liệu tham chiếu đã tạo ra sự logic, rõ ràng cho quá trình thực hiện và phù hợp với thực tế quản lý rừng, khai thác rừng ở Việt Nam.

Kết quả tham vấn cho thấy, có 71 góp ý từ 10 tổ chức thành viên của VNGO-FLEGT được gửi tới Ban điều hành. Ngoài những nội dung góp ý chi tiết, đa phần các ý kiến đều đề nghị:

Bản dự thảo tuy đã đề cập đến quy định về đánh giá tác động môi trường đối với Dự án khai thác gỗ theo quy định tại Nghị định 29 của Chính phủ, tuy nhiên, cần phải tham vấn ý kiến của cộng đồng; phải có quy định đền bù cho các hộ dân bị tác động bởi việc khai thác. Bản cam kết bảo vệ môi trường phải do chủ khai thác rừng lập, có sự chấp thuận của chính quyền địa phương và sự giám sát thực hiện cam kết của đại diện dân cư địa phương (các hộ bị tác động).

Ngoài ra, VNGO-FLEGT cũng đề nghị không đưa vấn đề gỗ vi phạm vào Định nghĩa gỗ hợp pháp. Gỗ vi phạm sau xử lý nếu được coi là gỗ hợp pháp thì nên sử dụng loại gỗ này cho các mục đích công ích chứ không nên sử dụng để chế biến thành sản phẩm xuất khẩu.

Đặc biệt, cần rà soát các loại giấy tờ, thủ tục mà chủ rừng phải thực hiện sao cho đơn giản, hiệu quả hơn, bớt gây phiền hà cho chủ rừng và chủ khai thác.

Vấn đề phát huy vai trò, trách nhiệm, chức năng của các hộ dân và cộng đồng dân cư sống trong vùng rừng, chịu tác động của việc khai thác rừng tham gia trong việc xác minh tính hợp pháp và đảm bảo tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ cũng cần được bổ sung thành các quy định trong các tài liệu dự thảo để tạo sự dân chủ, công khai, minh bạch cho quá trình thực hiện VPA/FLEGT.

Mời bạn đọc xem Toàn văn bản góp ý của VNGO-FLEGT về nội dung Dự thảo 6 về Định nghĩa gỗ hợp pháp và bản Dự thảo 3 về Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ (TLAS).

Thanh Huyền

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia