Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Tranh chấp môi trường đang là hiện tượng xã hội bức xúc, ngày càng phổ biến. Nhất là các vụ tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại về người và tài sản do ô nhiễm môi trường gây nên.

Thiếu vắng sức mạnh cộng đồng

Buổi trò chuyện về môi trường do Văn phòng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNatune) tổ chức tuần trước, một góc nhìn tranh chấp môi trường được các chuyên gia quan tâm là các KCN, KCX gây ô nhiễm nghiêm trọng. 56,63% người dân Đà Nẵng nói họ bị ảnh hưởng của ô nhiễm mùi từ KCN và tại TP.HCM, tỷ lệ này là 96%. Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp, Bộ Công thương cho biết số liệu này.

2013_234_13_A1Ảnh: Lê Giang – Hoàng Long

Hiến pháp quy định công dân được giao trách nhiệm quản lý môi trường. Thực tế người dân lại không được giao cho những quyền lợi thực sự. Các báo cáo Đánh giá Tác động môi trường thường không được công bố rộng rãi, thiếu minh bạch thông tin.

Điểm lại một số vụ tranh chấp điển hình về môi trường ở ta lâu nay sẽ thấy người dân đã gửi đơn thư tố cáo ô nhiễm gây hại cho cây trồng, vật nuôi, sức khỏe và tập quán canh tác của họ. Đã phong tỏa sản xuất kinh doanh, biểu tình, kêu gọi tẩy chay sản phẩm, thậm chí đập phá cơ sở gây mất an ninh môi trường, gây sức ép lên các “ông chủ” gây ô nhiễm. Nhưng nhiều khiếu kiện kéo dài ngày càng phức tạp do giải quyết chưa minh bạch. Trước đó, tại một hội thảo cùng chủ đề, Bộ TN&MT thừa nhận bức xúc và ảnh hưởng của tranh chấp môi trường chỉ xếp sau tranh chấp đất đai.

Người dân không biết khiếu nại của mình đang ở giai đoạn nào, trong khâu xử lý, chưa nói đến kết quả xử lý tranh chấp có thỏa đáng hay không. TS Nguyễn Ngọc Sinh tại hội thảo mới nhất do VACNE cùng Viện Chính sách Môi trường (Bộ TN&MT) và Quỹ Châu Á tổ chức hôm 20-8 cho rằng, giải quyết tranh chấp môi trường là vấn đề khó và rất mới ở ta. Các nước trên thế giới đều vấp phải vấn đề này. Nhật Bản là một trong số ít các quốc gia có Luật Tranh chấp môi trường. Cần tham khảo Nhật Bản như cách thức tổ chức phải minh bạch hay phải thành lập một tổ chức, hoặc cơ quan ngoài tòa án chuyên tư vấn hòa giải độc lập ở các cấp, trước hết là cấp cơ sở có công quyền. Tranh chấp môi trường còn phải bao hàm cả đa dạng sinh học chứ không nên bó hẹp về ô nhiễm.

Xử lý tranh chấp dựa trên “phàn nàn”?

Trong khi chính quyền nhiều địa phương còn rất “miễn cưỡng” xử phạt các công ty gây ô nhiễm, vì dường như chất lượng môi trường địa phương ít liên quan đến vị thế của họ, thì nhiều doanh nghiệp đều thấy rõ nộp tiền phạt sau khi gây ô nhiễm luôn rẻ hơn đầu tư vào hệ thống xử lý kiểm soát ô nhiễm, rủi ro bị đóng cửa do gây ô nhiễm cũng rất thấp. Chỉ khi nổi lên những vụ lớn như bị các hãng tàu Nhật Bản phàn nàn về vỏ tàu của họ bị ăn mòn trên sông Thị Vải do công ty Vedan gây ô nhiễm, chính quyền địa phương mới nghiêm túc vào cuộc. Đây là điển hình của giải quyết tranh chấp môi trường “dựa trên phàn nàn” – Điều phối viên chương trình IUCN Việt Nam, Jake Brunner nhìn nhận.

Các thảm họa do ô nhiễm môi trường đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của báo chí. Tuy nhiên hệ thống dày đặc bài viết đề tài này lại quá ít chỉ ra mối liên hệ giữa các tranh chấp môi trường với các bất cập trong cơ chế giải quyết. Dù có rất nhiều vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên báo chí, song vẫn chưa thấy có bất kỳ một vụ tố tụng hình sự nào về ô nhiễm công nghiệp ở nước ta.

Báo chí cũng chưa phân tích sâu bản chất các sự kiện, thiếu sót trong đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, thậm chí “trăm dâu đổ đầu thời tiết, biến đổi khí hậu”…

Thiếu hệ thống pháp luật bài bản

Việc thực thi luật pháp không thống nhất khi người dân được phép tham gia giám sát bảo vệ môi trường nhưng lại không được trao quyền để thực hiện. Đúng hơn, lỗ hổng trong thực thi giải quyết tranh chấp môi trường ở ta là nó vẫn phụ thuộc vào các xử phạt hành chính. Biện pháp này không hề góp phần giảm ô nhiễm mà dẫn đến càng ngày càng ô nhiễm và người dân cảm thấy bất an. Các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm muốn hết ô nhiễm chủ yếu phải chuyển đổi công nghệ tốt hơn thì lại thuần túy di dời từ nội ra ngoại thành, nhuộm tiếp ngoại thành ô nhiễm…

Có thể thấy người dân là nạn nhân của ô nhiễm luôn gặp khó khăn để thu thập đủ chứng cớ chứng minh, cũng như hạn chế về tiềm lực tài chính để theo đuổi các vụ kiện. Người gây ô nhiễm thực tế lại được bảo vệ, “thoát” việc trả tiền bồi thường. Khu dân cư thiếu vắng các chuyên gia nắm vững kiến thức nền, độ nhạy bén chính sách để có thể hỗ trợ cộng đồng cư dân phản biện vấn đề môi trường khi cần thiết. Tiếng nói của các tổ chức xã hội dân sự trong việc giám sát và giải quyết tranh chấp môi trường chưa được coi trọng.

Nhưng Luật Tranh chấp môi trường nước ta chưa có, chỉ có Điều 129 trong Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định về vấn đề này, chưa đủ rõ ràng cụ thể. Quy định danh phận cho các tổ chức trung gian hòa giải môi trường ở cơ sở cũng chưa. Các chuyên gia cho rằng cần phân biệt các cấp độ giữa mâu thuẫn, tranh chấp và xung đột; nên thành lập tòa án môi trường.

Để giải quyết thấu đáo tranh chấp môi trường rõ ràng đường vẫn còn dài phía trước.

Nguồn: Báo Đại Đoàn Kết

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia