Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Giới chuyên gia vừa có kiến nghị gửi Quốc hội về việc quy hoạch và quản lý thủy điện, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm các bên trong quản lý, giám sát vận hành nhà máy trước bối cảnh thủy điện vẫn tiềm tàng rủi ro và thách thức.

Chiều 22/11, các tổ chức gồm Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Trung tâm Phát triển tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu, Trung tâm Hỗ trợ quản lý tổng hợp tài nguyên nước gửi bản kiến nghị cần thắt chặt quản lý với công tác xây dựng thủy điện; quy định rõ trách nhiệm và thẩm quyền của các bên liên quan như chủ đầu tư, cơ quan chủ quản, chính quyền các cấp trong quy trình quản lý và giám sát sự vận hành của nhà máy, đặc biệt trong khi tích nước và xả nước.

Không phủ nhận vai trò của thủy điện trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, nhưng các tổ chức trên đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, loại bỏ các dự án không đảm bảo an toàn; xem xét đình chỉ việc xây dựng các dự án trong quy hoạch chưa có đánh giá đầy đủ về an toàn đập và chi phí môi trường – xã hội.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng yêu cầu tính toán và lượng hóa cụ thể những thiệt hại từ sự cố liên quan đến thủy điện, tạo cơ sở cho việc yêu cầu bồi thường, đảm bảo quyền lợi, sinh kế cho cộng đồng tái định cư và bị ảnh hưởng.

Kiến nghị trên xuất phát từ thực tế thủy điện đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái và xã hội. Một diện tích lớn đất rừng, nông nghiệp và đất khác bị chiếm dụng. Theo báo cáo của Bộ Công thương, từ năm 2006 đến 2012, Việt Nam chuyển đổi 50.000 ha đất rừng, nông nghiệp và đất khác làm thủy điện. Còn theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cũng trong giai đoạn này có 20.000 ha rừng vị “xóa sổ” bởi thủy điện.

Mới đây, Chính phủ loại 424 dự án thủy điện ra khỏi quy hoạch; không xem xét đưa vào quy hoạch 172 vị trí tiềm năng; tạm dừng có thời hạn 136 dự án và chỉ cho phép đầu tư sau năm 2015; tiếp tục rà soát, đánh giá 158 dự án. Như vậy, cả nước còn lại 815 dự án; 268 công trình thủy điện đang vận hành; 205 dự án đang thi công xây dựng và dự kiến khai thác từ nay đến 2017.

Ngoài ra, việc quản lý các dự án thủy điện vừa và nhỏ còn lỏng lẻo. Theo kết quả chương trình giám sát Quốc hội, có tới 30% thủy điện nhỏ chưa được kiểm định về mặt an toàn, 66% chưa có phương án bảo vệ được phê duyệt và 55% số đập chưa có phương án phòng chống lụt bão.

mualu112013Lượng mưa tới 600 mm, hàng loạt các hồ thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên đồng thời xả lũ được cho là nguyên nhân gây “đại hồng thủy” vượt đỉnh lịch sử vừa qua, khiến 40 người chết. Ảnh: Trí Tín.

Vấn đề an toàn và quản lý vận hành đập trở thành mối quan ngại lớn khi mới đây cùng với mưa lớn, hàng loạt các hồ thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên đồng thời xả lũ với lưu lượng lớn gây nhiều thiệt hại về người và tài sản cho người dân vùng hạ lưu, kết quả sơ bộ có tới 40 người chết, nhiều người mất tích và hàng trăm ngôi nhà bị cuốn trôi.

Trước thực trạng xây dựng thủy điện tràn lan như hiện nay, một số đại biểu Quốc hội cũng cho rằng nên rà soát tổng thể, đánh giá mặt lợi, hại của các thủy điện để có giải pháp phù hợp, trong đó đề nghị loại bỏ thủy điện nhỏ. Đại biểu Nguyễn Thị Khá, đoàn Trà Vinh cho rằng, việc xây dựng thủy điện phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên chứ không phải lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế là điều kiện cần nhưng lợi ích về tính mạng, tài sản của người dân mới là quyết định.

“Chúng ta khai thác được một số điện nhưng hậu quả người dân gánh rất lớn, tác động xã hội rất lớn mà chúng ta không tính hết được”, đại biểu Khá nói.

Liên quan đến trận lụt tại miền Trung, đại biểu Khá cho rằng vấn đề xả lũ là trách nhiệm điều phối chung. “Điều tôi mong muốn các thủy điện có lịch trình, điều phối rõ. Nếu có nhiều thủy điện nhỏ trong cùng một dòng chảy thì phải có sự điều phối chung. Xả lũ để an toàn đập nhưng đảm bảo không ảnh hưởng nhiều đến người dân”, đại biểu Khá nói.

Trả lời về trách nhiệm bồi thường cho người dân vùng lũ lụt, vị đại biểu tỉnh Trà Vinh này cho rằng cần phân rõ trách nhiệm quản lý ngay từ đầu. Nếu nó thuộc ngành thì ngành chịu trách nhiệm chỉ  đạo, khắc phục, bồi thường hậu quả nhưng nếu thuộc địa phương thì địa phương chịu trách nhiệm.

“Phải phân rõ trách nhiệm thì mới được, chứ bây giờ Bộ đổ thừa cho địa phương, địa phương đổ Bộ; cuối cùng là người dân chịu thiệt thòi nhất. Tôi rất mong sau kỳ họp này Quốc hội có nghị quyết rõ ràng đánh giá một cách toàn diện về thủy điện: thủy điện nào phát huy hiệu quả, thủy điện nào ít, thiệt hại nhiều”, đại biểu Khá cho biết.

Nguồn: VnExpress

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia