Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Đà Nẵng, ngày 14 tháng 01 năm 2014 – Nhằm tiếp tục thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan trong mục tiêu tăng cường thông tin và tham vấn công khai ở Việt Nam, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Diễn đàn các Nhà báo Môi trường (VFEJ) và Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) tổ chức Hội thảo “Sự tham gia của báo chí, cộng đồng, các tổ chức xã hội trong thúc đẩy công khai thông tin, tham vấn ý kiến và giám sát môi trường đối với các dự án phát triển”.

Trong tiến trình thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước, bên cạnh các thành tựu và thay đổi ý nghĩa cũng xuất hiện nhiều thách thức và hệ lụy về mặt môi trường, xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống nhân dân. Vì thế, vấn đề công khai thông tin, tham vấn ý kiến cộng đồng và giám sát tác động môi trường – xã hội đối với các dự án phát triển đặt ra ngày càng cấp bách. Minh bạch thông tin và tham vấn rộng rãi là động lực để nhà nước và doanh nghiệp thực thi đầy đủ trách nhiệm của mình, giúp cộng đồng, các tổ chức xã hội thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội, từ đó thúc đẩy quản trị tốt hơn.

“Có thể nói, công khai thông tin và thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quá trình giám sát môi trường là rất cần thiết nhằm đảm bảo đạt được sự đồng thuận trước, trong và sau khi triển khai các dự án phát triển, đồng thời cũng là một giải pháp để hạn chế những tranh chấp, xung đột môi trường do mâu thuẫn lợi ích đang có xu hướng gia tăng trong bối cảnh hiện nay” – ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên Nhiên nhấn mạnh.

Pháp luật hiện hành yêu cầu nhà đầu tư và cơ quan quản lý phải thực hiện công khai thông tin và tham vấn ý kiến đối với các dự án đầu tư trong danh mục phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện để mọi tổ chức, cá nhân tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc triển khai yêu cầu này trong thực tiễn còn rất hạn chế và chưa hiệu quả.

Báo chí và các phương tiện truyền thông trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong việc chỉ ra những hạn chế này thông qua điều tra, phản ánh những vụ việc phát sinh trong thực tế, điển hình như đề xuất dự án thủy điện Đồng Nai 6&6A hay vụ Công ty Nicotex Thanh Thái chôn lấp trái phép thuốc trừ sâu ở Thanh Hóa. Báo chí và các tổ chức xã hội cũng đã tạo diễn đàn mở và kênh đối thoại để người dân, các nhà nghiên cứu và các bên liên quan chia sẻ ý kiến và bình luận, qua đó góp phần nâng cao chất lượng quá trình ra quyết định của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, hiệu quả của tiến trình này chưa cao do những rào cản về nhận thức, pháp luật và mức độ hợp tác của các bên liên quan.

Tại hội thảo, các bên liên quan cùng thảo luận về tầm quan trọng và thách thức trong thực hiện minh bạch thông tin, tham vấn ý kiến và giám sát môi trường của các bên liên quan đối với các dự án phát triển; chia sẻ những kinh nghiệm và phát hiện từ hoạt động báo chí giám sát và điều tra môi trường. Đây cũng là cơ hội để kết nối báo chí với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường, tạo kênh thông tin và góp ý cho tiến trình xây dựng luật pháp và chính sách môi trường.

Tham dự Hội thảo có khoảng 100 đại biểu là đại diện các cơ quan quản lý một số cơ quan quản lý nhà nước TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, đại biểu Quốc hội TP.Đà Nẵng và một số tỉnh miền Trung, đại diện nhiều cơ quan nghiên cứu, đơn vị tư vấn, tổ chức cộng đồng, doanh nghiệp và nhiều cơ quan báo chí.

Hội thảo được tổ chức với sự hỗ trợ của Quỹ châu Á và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội.

 

Ban tổ chứcTrung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương thông qua tìm kiếm, quảng bá, thực hiện các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường. Website: www.nature.org.vn  

Diễn đàn các Nhà báo Môi trường Việt Nam (VFEJ) là tổ chức nghề nghiệp của các nhà báo quan tâm đến môi trường trên cả nước, chuyên tổ chức điền dã, tọa đàm, đào tạo liên quan đến báo chí môi trường và cả khoa học. Website: www.vfej.vn   

Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt xanh (GreenViet) là tổ chức thành lập từ năm 2012, có chức năng nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục về đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, bảo tồn thiên nhiên và một số vấn đề môi trường thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên trên cả nước, trong đó tập trung chính cho Thành phố Đà Nẵng. Website: www.greenviet.org

Cơ quan tài trợ 

Đại sứ quán Anh tại Hà Nội: Mối quan hệ song phương giữa Vương Quốc Anh và Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ từ năm 1973 sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ. Năm 2010, hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược nhằm mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác hiện có. Chương trình Đối tác Chiến lược cung cấp khung hợp tác toàn diện với những nội dung ưu tiên sau:

  • Hợp tác chính sách – ngoại giao
  • Các vấn đề toàn cầu và khu vực
  • Thương mai và đầu tư
  • Phát triển kinh tế xã hội bền vững
  • Giáo dục, đào tạo, khoa học và kỹ thuật
  • An ninh và quốc phòng
  • Các mối liên kết giữa người và người 

Tại Việt Nam, các hoạt động trên được triển khai thông Đại Sứ quán Anh tại Hà Nội. Website: www.gov.uk/government/world/vietnam    

Quỹ châu Á  là tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, hoạt động nhằm tăng cường lợi ích song phương của Hoa Kỳ và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Quỹ Châu Á thành lập văn phòng tại Hà Nội năm 2000. Tại Việt Nam, Quỹ hỗ trợ các chương trình liên quan đến phát triển khu vực kinh tế tư nhân, quản trị nhà nước, nâng cao năng lực cho phụ nữ, bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực nguồn nhân lực, và quan hệ quốc tế. Website: http://asiafoundation.org/country/overview/vietnam

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia