Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Nhân ngày Môi trường thế giới 5/6/2014, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh và Trung tâm GreenViet đồng tổ chức Hội thảo “Vai trò và quyền lợi của cộng đồng tham gia quản lý tài nguyên rừng” tại xã Đăk Pét, huyện Đăk Glei, Kon Tum.

Các đại biểu tham dự thảo luận về phương pháp quản lý rừng (Ảnh: Trần Hữu Vỹ/GreenViet)
Các đại biểu tham dự thảo luận về phương pháp quản lý rừng (Ảnh: Trần Hữu Vỹ/GreenViet)

Tham gia Hội thảo có sự tham gia 50 đại biểu là cán bộ nồng cốt của khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, VQG Chư Mom Ray, UBND huyện Đăk Glei, các Ban quản lý rừng phòng hộ và UBND xã trong địa bàn huyện Đăk Glei.

Hội thảo đã bàn sâu vấn đề đồng quản lý, chia sẻ lợi ích rừng tại huyện Đăk Glei và hoàn thành tốt các mục tiêu đã đặt ra như trao đổi kinh nghiệm và kiến thức về đồng quản lý rừng ở Việt Nam; tìm hiểu các kiến thức về chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc thúc đẩy cộng đồng dân cư tham gia vào công tác bảo vệ và sử dụng bền vừng tài nguyên rừng. Chủ tịch thị trấn Đăk Glei cùng Ban giám đốc khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh đánh giá cao hiệu quả của Hội thảo này đối với công tác quản lý và bảo vệ rừng tại địa phương.

Hội thảo này là một bước ban đầu trong kế hoạch thúc đẩy cộng đồng tham gia vào đồng quản lý và cùng chia sẻ lợi ích rừng tại địa bàn huyện Đăk Glei mà các đơn vị tổ chức đã định hướng.

Được biết, với hơn 70% diện tích đất tự nhiên là rừng trong tổng số gần 1500 km2 diện tích đất của huyện, bao gồm một khu bảo tồn thiên nhiên và ba khu rừng Phòng hộ, Đăk Glei là huyện có những giá trị to lớn về tài nguyên rừng. Các khu rừng này không chỉ là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ Thế giới, mà còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của cộng đồng bản địa.

Tuy nhiên, việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại địa phương đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Cùng với các nhân tố kinh tế xã hội như phát triển thủy điện, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp, sắn và khai khoáng thì việc hạn chế về nhân lực và tài chính là những nhân tố khiến công tác thực thi pháp luật quản lý, bảo vệ rừng của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.

Xã hội hóa công tác bảo vệ rừng hay tăng cường vai trò của cộng đồng trong quản lý bảo vệ được Chính phủ coi trọng như là một lời giải cho bài toán quản lý rừng. Nội dung này được luật hoá, thể hiện trong những văn bản pháp luật, như Luật Bảo vệ rừng 2004, Nghị định 23/2006/ND-CP ngày 3/3/2006 về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng, Quyết định định 117/2010/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 về Quy chế tổ chức và quản lý rừng đặc dụng. Đặc biệt, Quyết định 126/2012/QĐ-TTg (2/2/2012) về việc thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng. Hiện nay, một số dự thảo Quyết định về cơ chế đồng quản lý rừng cũng đang được Tổng cục Lâm nghiệp giúp Thủ tướng soạn thảo.

Nguồn: Tin Môi trường

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia