Ngày 10/7, tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và Ban quản lý dự án Quỹ Các bon cộng đồng (CPC) phối hợp tổ chức Hội thảo: “REDD+ và lâm nghiệp cộng đồng: Quá trình thực hiện và triển vọng”.
Hơn 70 đại biểu tham dự hội thảo được nhóm thực hiện dự án chia sẻ những kết quả qua 3 năm thực hiện mô hình thí điểm CPC tại xã Hiếu (Kon Plong, Kon Tum). Theo đó, 11 cộng đồng thôn trong xã đã được tiếp cận với việc quản lý, bảo vệ các khu rừng cộng đồng, với các căn cứ và kế hoạch được chuẩn bị nhằm hỗ trợ cho hoạt động sẵn sàng REDD+ ở cấp độ dự án. Theo đánh giá, đây là dự án đầu tiên tại Việt Nam liên quan đến REDD+ trực tiếp thực hiện tại cộng đồng đạt được những tiến triển tích cực.
Hội thảo cũng thảo luận các khía cạnh chính sách và triển vọng về thúc đẩy quản lý rừng cộng đồng và lâm nghiệp cộng đồng theo định hướng REDD+ trong bối cảnh Việt Nam như: Làm cách nào hiện thực hóa và duy trì bền vững được mô hình REDD+; Cách tiếp cận phù hợp và chiến lược dài hạn cho REDD+; Thu hút sự tham gia của các bên liên quan vào REDD+, nhất là ở cấp trung ương…
Chương trình CPC nhằm giảm phát thải khí nhà kính từ phá rừng và suy thoái rừng là một sáng kiến tại khu vực Đông Nam Á do Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) chủ trì và cùng các đối tác thực hiện tại Campuchia, Indonesia, Việt Nam và Philippines. Tại Việt Nam, dự án CPC được thực hiện thí điểm tại xã Hiếu, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum. |
Tài liệu hội thảo:
Ông Yeang Donal, Cố vấn chính sách Dự án CPC Campuchia của Tổ chức Bảo tồn Động Thực vật Hoang dã Quốc tế (FFI)
Dự án Phát triển Quỹ Các-bon cộng đồng tỉnh Kon Tum (EU-REDD+)
Ông Đặng Thanh Liêm, Điều phối viên dự án CPC
Lâm nghiệp Cộng đồng để thực hiện REDD+ ở Kon Tum
Ông Lại Đức Hiếu, Chi Cục Kiểm Lâm Kon Tum
How to realise the REDD+ project model for Kon Tum?
Ông Rob Harris – Quản lý Chương trình REDD+ và Phát triển Quỹ Các-bon cộng đồng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của FFI